Giấc mơ nền kinh tế giao thương không ngủ của CEO 8x

Nguyễn Nghĩa Nhật muốn xây dựng một nền tảng hỗ trợ người bán hàng ở Việt Nam, đặc biệt là giao thương với nước ngoài.

Nguyễn Nghĩa Nhật muốn xây dựng một nền tảng hỗ trợ người bán hàng ở Việt Nam, đặc biệt là giao thương với nước ngoài.

Với nền tảng giải pháp quản lý bán hàng tập trung đa kênh mang tên iamSale.vn, Nhật và đội ngũ của công ty Polaris đang hướng đến mục tiêu 100.000 khách hàng vào năm 2020. Trong thời gian tới, họ muốn giúp những người bán hàng, doanh nghiệp tại Việt Nam tối ưu hóa quy trình, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất, bán hàng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh trở nên dễ dàng và tối đa hóa doanh số bán hàng trên nhiều kênh khác nhau.

"Đây là con số chúng tôi có nghiên cứu và thực tế có thể đạt được", CEO sinh năm 1988 nói về mục tiêu đặt ra. Ngoài các kênh phân phối trong nước, Nhật đang muốn kết nối nhiều đối tác trên thế giới thông qua các công cụ hỗ trợ của Polaris để thúc đẩy sứ mệnh người Việt có thể "bán hàng không biên giới" mà anh luôn ấp ủ.

Con đường nhiều tham vọng ấy khởi đầu từ một doanh nghiệp hoàn toàn không có vốn hay nhà đầu tư nào, vào những ngày của năm 2014.

Khi nghip vi 0 đng

Với hành trang là 800.000 đồng và chiếc vali với một số đồ đạc cần thiết, Nhật lần đầu đi máy bay từ Vinh vào Sài Gòn. Năm 2010 ấy, chàng trai mới ra trường lóe trong đầu một suy nghĩ: "Mình muốn có gì đó thay đổi" và một thân một mình vào miền Nam tìm kiếm những điều mới mẻ cho tương lai. Chàng trai gốc Nghệ An chưa có mường tượng gì về mảnh đất phồn hoa cách hàng nghìn cây số, cũng chưa có một đường hướng rõ ràng nào cho những ngày sắp tới. Mọi thứ chỉ đến đơn giản như một cuộc dạo chơi chưa đoán định trước.

Nhật không ngờ quyết định của những ngày ấy đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình và gắn bó hẳn với Sài Gòn không trong vai trò một lữ khách mà là một cư dân thực thụ. Từ vị trí kỹ sư phần mềm cho một số công ty công nghệ lớn, nhiều đối tác tìm đến anh cho những dự án riêng. Không thích sự gò bó trong môi trường công sở, chàng trai tuổi đôi mươi ngày đó quyết định mở công ty riêng, đặt tên là Polaris mà không có một đồng vốn nào trong tay. Anh tự nhận dự án viết phần mềm rồi chia sẻ cùng bạn bè để kiếm tiền và địa điểm làm việc là ngay tại nhà.

"Chẳng có suy nghĩ gì về khởi nghiệp và cũng không bỏ tiền ra, đơn giản là khách hàng chi trả rồi mình lấy tiền đó chia cho anh em cùng làm", anh nhớ lại những ngày vô tư đến với con đường kinh doanh thuở ban đầu.

Lúc đó, Nhật không nghĩ là mình đang khởi nghiệp mà mọi thứ cứ đến một cách tự nhiên. Cuối năm 2016, anh hợp tác với Global HRDC của người anh đồng hương Nguyễn Công Thủy để xây dựng hệ thống tuyển dụng Jobtest.vn với tiêu chí "Đúng nhân tài - Hợp văn hóa", hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, thu hút, tuyển chọn, đánh giá, đào tạo và phát triển nhân tài. Qua nền tảng này, người lao động có cơ hội hiểu sâu sắc về năng lực của bản thân dựa trên các bài kiểm tra mua bản quyền từ đối tác nước ngoài và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu lao động tại Việt Nam.

Với ý tưởng mới, cả hai cùng đội ngũ của mình gặp nhiều khó khăn khi triển khai về nội dung và công nghệ. Trong suốt năm 2017, tất cả quỹ thời gian của Nhật tập trung toàn lực vào dự án khởi nghiệp từng lọt vào top 25 cuộc bình chọn Startup Việt của VnExpress năm 2017. Từ năm 2019, anh đẩy mạnh ứng dụng AI và Big Data trong mô hình hoạt động của Jobtest.

Nguyễn Nghĩa Nhật mong muốn sẽ xây dựng nền kinh tế giao thương không biên giới cho các tiểu thương đến doanh nghiệp lớn nhỏ. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Nghĩa Nhật mong muốn sẽ xây dựng nền kinh tế giao thương không biên giới cho các tiểu thương đến doanh nghiệp lớn nhỏ. Ảnh: NVCC.

Nhng bưc đu cho gic mơ v nn giao thương không ng

Khi Jobtest đi vào hoạt động ổn định với kế hoạch và chiến lược rõ ràng, Nhật lại viết tiếp giấc mơ của mình.

Với iamSale, CEO và cộng sự mong muốn tạo công cụ giúp khách hàng có thể vừa bán hàng trên nhiều kênh đồng thời tiến hành các hoạt động quản trị quan hệ khách hàng và chiến dịch tiếp thị tự động chỉ trong một phần mềm. Một trong những tính năng nổi bật của phần mềm là Sale Omnichanel - bán hàng đa kênh nhưng chỉ cần quản lý tập trung tại một điểm và tất cả dữ liệu sẽ được đồng bộ tức thì khi có sự thay đổi. Hiện tại, iamSale có thể đáp ứng một số kênh bán hàng như bán hàng tại điểm, chuỗi cửa hàng, website, Facebook, Zalo, Lazada, Shopee...

"Nhiều người bán hàng chưa áp dụng công nghệ do vậy khó kiểm soát công việc nên chúng tôi muốn đưa công nghệ, giải pháp để quản lý việc kinh doanh hiệu quả hơn. Trong tương lai iamSale sẽ kết nối thêm nhiều kênh bán hàng trong và ngoài nước giúp người Việt có thể phân phối rộng hơn cũng như xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.", Nhật cho hay.

Phần mềm cũng tích hợp tính năng CRM - Customer Relationship Management (quản trị quan hệ khách hàng) và Marketing Automation (tiếp thị tự động), giúp doanh nghiệp tự động hóa và quản lý chuỗi các hoạt động kinh doanh, trong đó có quản lý khách hàng và các cơ hội bán hàng. Qua hệ thống này, doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống giao dịch với khách hàng, sử dụng hệ thống để quản lý, tự động hóa nhiệm vụ của nhân viên, điều hướng các hoạt động tiếp thị, bán hàng, dịch vụ và hỗ trợ khách hàng theo định hướng chiến lược của công ty.

Bốn trọng tâm của sản phẩm là hướng đến việc dễ sử dụng, chi phí thấp, đa kênh bán hàng và đa tính năng. Gói dịch vụ thấp nhất ở mức 3.000 đồng mỗi ngày cho các tính năng quản lý cơ bản, thích hợp cho những tiểu thương hay người bán hàng trực tuyến. Hiện phần mềm chạy trên nền tảng web và có các ứng dụng iOS, Android đi kèm cho việc tương tác dễ dàng hơn trên thiết bị di động.

Trong tháng 6 và 7/2018, Polaris đã cung cấp phần mềm thử nghiệm miễn phí cho một số doanh nghiệp và nhận được những phản hồi tích cực. Nhật cho biết có chủ doanh nghiệp ở TP HCM sở hữu chuỗi cửa hàng ở Đà Lạt dù ở xa có thể dễ dàng quản lý việc kinh doanh chỉ bằng cách mở điện thoại hoặc máy tính là có thể biết số đơn hàng, những mặt hàng bán chạy, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nợ, tồn kho, giờ giấc làm việc của nhân viên...

"Tôi muốn nghe ý kiến của khách hàng trước khi phổ biến đại trà bởi sản phẩm là dành cho khách hàng chứ không phải bản thân mình. Chúng tôi thích nghe lời chê, lời phàn nàn hơn là lời khen ngợi bởi vì lúc đó chúng tôi biết mình nên làm gì tiếp theo để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Với những phản hồi tích cực, anh em công ty lại cảm thấy có thêm động lực và niềm tin để đi tiếp con đường này", CEO tâm sự.

Anh cho rằng khi thực hiện bất cứ sản phẩm nào cũng cần làm cho chắc những điều thị trường thật sự cần và mang lại giá trị cao cho khách hàng. "Cứ đi từng bước thật chắc chắn rồi một ngày những kết quả tốt nhất sẽ đến", Nhật nói.

Trương Sanh

Theo Vnexpress

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/giac-mo-nen-kinh-te-giao-thuong-khong-ngu-cua-ceo-8x-a67449.html