Tại sao giới trẻ ngày nay viết lách kém, điều này được lý giải trong 1 bài viết từ năm 1897

Chỉ vì phạm 3 lỗi nghiêm trọng này, đa số người trẻ ngày nay đã không còn văn hay chữ tốt nữa. Bài viết của tiến sỹ người Mỹ cách đây hơn một thế kỷ đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.


Chỉ vì phạm 3 lỗi nghiêm trọng này, đa số người trẻ ngày nay đã không còn văn hay chữ tốt nữa. Bài viết của tiến sỹ người Mỹ cách đây hơn một thế kỷ đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Một bài viết từ năm 1897 của tiến sĩ Tiến sĩ Edwin Lewis trong tác phẩm: “A First Book in Writing” (Sách luyện viết cơ bản) đã hướng dẫn, phân tích những lý do tại sao đa phần người trẻ lại viết lách kém đến vậy. Tác giả Annie Holmquist đã phân tích bài viết của Tiến sĩ Edwin và chứng minh rằng, trong thời đại ngày nay, chính người trẻ đang mắc phải 3 sai lầm khủng khiếp được viết cách đây hơn 1 thế kỷ này, khiến cho họ không còn văn hay chữ tốt nữa.

Họ không đọc những tác phẩm văn học chất lượng, những bài viết có chiều sâu

Bây giờ có rất nhiều sách nhưng lại thiếu đi những cuốn sách chất lượng, những tác phẩm văn học chọn lọc, thậm chí ở các trường học cũng vậy. Sách được đầu tư về câu từ, sử dụng chính xác, trau chuốt ngôn ngữ khá ít. Theo tiến sĩ Edwin, một chương trình đọc toàn diện có độ khó cao chính là một trong những chìa khóa để có kỹ năng viết tốt. Thị trường không thiếu những tác phẩm tốt, những bài viết chọn lọc, đầu tư để chúng ta học hỏi.

Tại sao giới trẻ ngày nay viết lách kém, điều này được lý giải trong 1 bài viết từ năm 1897 - Ảnh 1.

Một trong những cách nhanh nhất để học tốt ngôn ngữ là đọc bằng miệng. Việc đọc sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức giúp chúng ta có thể viết tốt hơn, đặc biệt là những ai mới tập viết lách. Đọc to mỗi ngày một vài đoạn văn xuôi với cảm xúc thăng hoa chính là một thói quen tuyệt vời.

Không có cách nào giúp chúng ta ghi nhớ từ vựng mới, hiểu được ngữ điệu vô cùng đa dạng của văn xuôi, biết được thế nào ngữ điệu của một câu văn hay bằng cách đọc và thấm từng trang sách. Khi đọc, sự lên xuống của ngữ điệu không chỉ đơn thuần là vấn đề giọng nói; đó còn là vấn đề về tư duy, suy nghĩ của người đọc, người học…

Đọc to các tác phẩm, một bài văn, bài viết được viết một cách tự nhiên với tư tưởng phóng khoáng, hành văn độc đáo, người đọc sẽ cảm nhận cảm xúc của chính mình sâu sắc hơn. Khi hoà mình vào trong tác phẩm, nghĩ mình là một phần của tác phẩm, chúng ta sẽ cảm nhanh hơn, yêu nhanh hơn, ngấm nhanh hơn và trau dồi được vốn từ nhiều hơn.

Họ đọc nhiều nhưng đọc nhanh, đọc lướt

Phương pháp skim - đọc lướt chỉ nên vận dụng khi làm bài kiểm tra chứ không dành cho việc cảm thụ một tác phẩm. Sự phát triển nhanh chóng của internet càng làm cho chúng ta đọc lướt nhiều hơn, học thích xem video, xem ảnh hơn là đọc chữ hoặc nếu có đọc cũng đọc một cách hời hợt, qua loa để nắm thông tin chứ không thấm được câu chữ, cách hành văn của tác giả.

Đọc lướt rất có hại, nó làm giảm khả năng tư duy, suy nghĩ, khả năng cảm nhận... trong khi đây là những kỹ năng cần thiết nhất của một người viết tốt.

"Để học mà nhớ được từ vựng mới và hiểu ý tưởng mới, chúng ta bắt buộc phải đọc chậm. Người trẻ có thói quen đọc quá nhanh đến nỗi bỏ lỡ phần nội dung hay nhất mà tác giả muốn truyền tải. Họ đọc chỉ để nhanh nhanh chóng chóng xem xem bài viết này kết thúc như thế nào, câu chuyện này có phần kết ra sao.

Ai cũng biết một điều rằng, tư duy không thể hiện nổi và đập vào mắt người đọc một cachs trực tiếp và nhanh chóng như câu chữ. Để có thể thực sự hiểu được ý nghĩa của tác phẩm, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và suy ngẫm khi đọc. Phải hiểu kỹ, rõ ràng ý nghĩa mỗi từ, nắm bắt được ý nghĩa chính xách, nội dung muốn truyền tải trong câu."

Tại sao giới trẻ ngày nay viết lách kém, điều này được lý giải trong 1 bài viết từ năm 1897 - Ảnh 2.

Họ không chú trọng học thuộc lòng những câu nói, đoạn văn

“Drill and Kill” - giáo dục một cách máy móc, học vẹt và học thuộc lòng đã trở thành những vấn đề nổi bật nhất trong thời đại mà người ta quá tôn vinh sự sáng tạo và cảm xúc. Rõ ràng điều này là tiêu cực. Nhưng sự thật, việc không học thuộc những tác phẩm, bài viết, đoạn văn mình thích có làm giảm đi nguồn tư liệu viết lách có giá trị?

Nhờ việc học thuộc lòng, ghi nhớ những câu mình thích, mình yêu, nhiều người rèn được cho bản thân tư duy sáng tạo không giới hạn, nhuần nhuyễn câu chữ, thành thục cách hành văn.

Các tác giả ngày nay sử dụng tư liệu từ những tác phẩm kinh điển ngày xưa rất nhiều, dường như đó là một kho tàng ngôn ngữ không bao giờ cạn kiệt. Ví dụ như các câu nói của Shakespeare được vận dụng trong các bài thuyết trình rất nhiều. Nhờ đâu mà có việc này, là vì họ thuộc lòng những câu hói đó.

Kỹ năng viết sẽ được cải thiện rõ rệt nếu người trẻ hiểu và vận dụng được 3 phương pháp trên không? Câu trả lời đã quá rõ ràng.

(Theo Annie Holmquist, Takeout)


Theo Mai Anh

HELINO

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/tai-sao-gioi-tre-ngay-nay-viet-lach-kem-dieu-nay-duoc-ly-giai-trong-1-bai-viet-tu-nam-1897-a69490.html