Tôi đã hai lần chia tay. Chỉ có chúng tôi biết tại sao. Lần một, tôi vắng mặt, anh trai tôi đại diện. Nhưng tôi biết, dù khi đó ở Đức và tận bao nhiêu đêm sau đó, vợ cũ rất đau khổ. Song bà đã bước qua sự tự ái của một người đàn bà thông thường, làm tôi khâm phục mãi đến tận hôm nay. Giữ lời hứa dù chia tay tất cả vẫn vì con, nên bà luôn động viên con, tạo điều kiện cho con gái gần bố. Tôi vẫn thường được gặp con gái để giáo dục cháu nên người. Đó là lý do sau 20 năm chia tay, tôi cầm bút viết tùy bút đẫm lệ, công khai nói lên đầy sự biết ơn với bà vợ cũ.
Lần tiếp theo, vợ thứ hai của tôi chủ động làm đơn. Ra tòa bà nói gì thì nói, tôi chỉ im lặng rồi bật khóc. Tôi im lặng không thanh minh trước tòa vì tự hiểu: chính tiền đã hủy hoại hạnh phúc.
Tôi trộm nghĩ, mỗi cuộc chia ly, thất bại lớn nhất, đau khổ nhiều nhất, thiệt thua nhất thuộc về con cái. Còn mỗi mối nhân duyên tan và hợp đều có những lý do riêng mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía hết.
Tôi không bàn luận gì về cặp trai tài gái sắc, vợ chồng vua cà phê bà Thảo và ông Vũ. Ở phút cuối bà Thảo còn đưa lá đơn các con yêu cầu cha mẹ không ly hôn nữa. Đọc thư tôi khóc. Tôi cảm nhận được khát vọng sau cùng của chị Thảo cũng như tôi cảm nhận được tiếng thét đau đớn của cụm từ "tiền để làm gì" khi ông Vũ cất tiếng trong phiên tòa.
Tôi cảm nhận được sự đau khổ của họ, niềm đau lớn của bà Thảo, một người đàn bà đẹp, cũng từng hy sinh nhiều... Song họ, cả hai, đã đi quá xa vì thiếu kiềm chế, làm tổn thương nhau quá sâu sắc, bát nước đã hắt đi đến cạn.
Tôi thương cả hai người này. Tôi lấy vợ lần thứ ba không phải là vợ chồng tôi toàn vẹn. Tôi tự hiểu tôi đầy khuyết điểm và trong con mắt một người đã bẩy mươi, từng trải, lăn lộn qua bao bất hạnh, thì một cô gái kém tôi 30 tuổi, sao tôi không nhìn thấu được? Nhưng tôi quyết bảo vệ con trai tôi trong phương châm: Nhường nhịn và trung thực.
Điều đó làm tôi thấy tôi muốn sống có ích trong những mối tình. Và mỗi khi thấy con trai tôi từng ngày lớn lên tôi cảm nhận tận cùng của hạnh phúc người chồng trong tuổi già.
Tôi xin nhắc lại ở đây hai câu của cha ông: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống. Thứ hai là "vợ hiền", không cụ nào muốn con cái lấy vợ, chồng ngoài từ "Dâu hiền, Rể thảo".
Cũng không nên hiểu từ hiền là nhu nhược. Không thể chấp nhận một người đàn ông hèn kém ăn bám vợ, không ý chí, thiếu trách nhiệm với con cái mà lại muốn làm trưởng gia... Nhưng vợ, dù biết nhược điểm của chồng vẫn cần làm sang cho chồng.
Con đường hủy diệt của hạnh phúc đều từ chữ tham và chữ sân. Nên tiền để làm gì trong việc kiến tạo cái gốc của hạnh phúc gia đình. Mọi ý kiến phê phán bàn về nhân cách ông Vũ hay bà Thảo tôi thấy là không nên. Giá như có một điều ước thì bây giờ tôi không ước cho tôi, tôi ước ao một vị thần nào vung que thiêng lên để cho bà Thảo và ông Vũ ôm lấy nhau quên hết mọi thù hiềm, lại là một gia đình. Tôi thật.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Theo VnExpress
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/toi-uoc-ong-nguyen-vu-va-ba-diep-thao-om-chat-nhau-a72033.html