Sự thành công trong công việc của bạn có làm bạn sợ không? Bạn có bao giờ muốn giơ tay lên và nói rằng, "Tôi cảm thấy như một kẻ gian lận?" Nếu bạn trả lời có cho cả hai câu hỏi này, bạn có thể đang bị hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome). Hội chứng kẻ mạo danh là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo - vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ.
Nhưng hội chứng kẻ mạo danh không chỉ là vấn đề cá nhân. Nếu không giải quyết chúng thì sẽ gặp nhiều thiệt hại cho bản thân. Nó có thể khiến cho ai đó không thể hiện được hết khả năng của họ. Hội chứng kẻ mạo danh có thể cướp đi công việc của nhiều tài năng cần thiết, vì nó có thể khiến cho một người nào đó tránh xa khỏi việc ứng tuyển cho một vị trí đầy thách thức mà họ thực sự có đủ điều kiện và khả năng đảm nhận. Hội chứng kẻ mạo danh cũng có thể lấy đi sự tự tin của một người mà họ cần có để cảm thấy tốt về bản thân họ.
Trong bài viết này, Thuongtruong24h sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về hội chứng kẻ mạo danh. Thuongtruong24h sẽ định nghĩa hội chứng kẻ mạo danh và giải thích cách nó ảnh hưởng như thế nào đến những người đang mắc phải hội chúng này. Và chỉ để chứng minh rằng bạn không phải là người duy nhất đôi khi cảm thấy như một kẻ gian lận, tôi sẽ chia sẻ lời trích dẫn từ tám người nổi tiếng và lãnh đạo thành công về hội chứng kẻ mạo danh. Cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ bảy lời khuyên về cách chống lại hội chứng kẻ mạo danh trong cuộc sống của chính bạn.
Hội chứng kẻ mạo danh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những cảm giác không thích hợp mà những người thành công thường có. Thuật ngữ này được tạo ra vào năm 1978 bởi hai nhà tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Pauline Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes, như một cách để mô tả sự quan sát của họ mà nhiều phụ nữ thành công mà họ nghiên cứu cảm thấy không xứng đáng với thành công của họ.
Mặc dù nó thường được gọi là "hội chứng", nhưng hội chứng kẻ mạo danh thực sự không phải là một tình trạng bệnh lý. Nó thậm chí không phải là sự rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, hội chứng kẻ mạo danh là rất thực tế và nếu bạn mắc phải hội chúng này, những ảnh hưởng của nó có thể khiến bạn không sử dụng được hết đầy đủ tiềm năng của mình và làm cho bạn không thể hưởng thụ những thành công mà bạn có. Hội chứng kẻ mạo danh đôi khi còn được gọi là hiện tượng kẻ mạo danh.
Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa có một sự thăng tiến lớn trong công việc. Bạn đã làm việc chăm chỉ để có được vị trí đó, nhưng thay vì cảm thấy hài lòng với thành tích của bạn, bạn đang đầy sợ hãi. Mặc dù tất cả các đồng nghiệp của bạn đồng ý rằng bạn có đủ khả năng để thực hiện công việc đó, nhưng bạn sợ rằng bạn sẽ xấu hổ khi mọi người phát hiện ra rằng bạn thực sự không xứng đáng. Tệ hơn nữa, bạn sợ bạn sẽ mắc một sai lầm ngớ ngẩn và mọi người sẽ nhận ra bạn là một kẻ mạo danh. Đó là những gì mà hội chứng kẻ mạo danh thể hiện.
Rất nhiều người đang mắc kẹt với nó. Trong khi các nghiên cứu khác nhau về chính xác có bao nhiêu người phải đối mặt với hiện tượng kẻ mạo danh, thì một số nghiên cứu ước tính rằng có 7 trên 10 người trong chúng ta sẽ gặp phải hội chứng kẻ mạo danh ít nhất một lần. Trong khi các nhà nghiên cứu ban đầu tin rằng nó là vấn đề của hầu hết phụ nữ, thì các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng hội chứng kẻ mạo danh không chỉ giới hạn ở phụ nữ.
Cách để chống lại hội chứng kẻ mạo danh là tập trung hơn vào những gì bạn học được trong những hoàn cảnh khó khăn. Theo nhà tâm lý học Carol Dweck, hội chứng kẻ mạo danh khiến bạn hoàn toàn bị kiểm soát bởi nỗi sợ hãi, lo lắng. Với một tư duy như vậy, những người mắc hội chứng này thường nhận thấy một cách rõ ràng những cảm xúc của chính mình – một kẻ yếu kém, mắc nhiều sai lầm và thực sự có quá nhiều hạn chế.
Tư tưởng này là nhiên liệu để nung nấu trong suy nghĩ của bạn rằng công việc này không thích hợp với bạn. Và bạn có thể khắc phục nó bằng cách nuôi dưỡng một tư duy học tập để có những trải nghiệm thực sự khác biệt. Lúc này, những sai lầm của bạn được nhìn nhận như một phần tất yếu trong quá trình học tập của một người sẽ tiến bộ dần dần thay vì là bằng chứng tiềm ẩn trong một người sẵn sàng thất bại.
Trước đây, khi đi đến một sự kiện, tôi đã nghĩ rằng mình là người duy nhất trong đó sợ phải bắt chuyện với người lạ. Nhưng qua thời gian, tôi nhận ra rằng tất cả những người trong căn phòng đó đều có cùng nỗi sợ hãi như tôi. Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn Vantage Hill Partners, một trong số những nỗi sợ hãi lớn nhất của các giám đốc điều hành là họ không đủ năng lực đảm đương vị trí này.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy sợ hãi vì những khả năng còn yếu, thì bạn không phải người duy nhất và bạn chỉ đang đánh giá sai về năng lực của mình. Tất cả những người thành công đều có nỗi sợ như bạn, và họ cũng đang cố gắng vượt qua nó mà thôi.
Vượt qua hội chứng này không dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nó. Quan trọng là bạn không cần cảm thấy bạn bất lực, kém cỏi hay cô đơn khi nhận ra mình đang mang căn “bệnh” này. Trong lần tới, bất cứ khi nào bạn đang ở trong tình huống nằm ngoài vùng an toàn của mình, đừng tập trung vào cảm giác sợ hãi, nỗi lo thất bại. Hãy xem đó là một cơ hội để bạn học hỏi từ những sai lầm để đi đến một tương lai khác, mới mẻ hơn, thành công hơn. Đó là phần thưởng mà bất cứ ai không dám bước qua ranh giới nỗi sợ sẽ không bao giờ gặt hái được.
Ý Nhi/Theo FastCompany
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/hoi-chung-ke-mao-danh-ke-cai-nguc-giam-ham-tam-tri-con-nguoi-a79314.html