"A bird in the hand is worth two in the bush" - thà rằng được sẻ trên tay, còn hơn được hứa trên mây hạc vàng.
Giống như mấy ngày trước, tôi cùng với một người bạn đang khởi nghiệp nói chuyện về vấn đề làm sao để nâng cao được hiệu suất công việc, anh bạn đó đã tổng kết lại được phương pháp quản lý thời gian của mình gần đây như sau: "Tôi khống chế bản thân mỗi ngày chỉ làm việc 4 tiếng."
Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, cậu ấy tiếp tục: "Thực ra những việc tôi làm không hề ít đi. Chỉ có điều, tôi thấy một người, nếu quá bận rộn thì sẽ không còn thời gian để đi suy nghĩ. Vì vậy, tôi không chế thời gian làm việc của mình từ đó ép mình làm những việc quan trọng nhất trước, đồng thời cũng phân định rõ ràng giá trị của mỗi công việc."
Đúng vậy, nhìn lại thực tế, phần lớn mọi người đều không thích ranh giới và hạn chế.
Chúng ta thường cho rằng càng có nhiều tài nguyên (nguồn lực) thì tỷ lệ thành công càng cao. Đặc biệt trong vấn đề xã giao, các mối quan hệ hiện nay, muốn nên nghiệp lớn, bạn nhất định phải có một nguồn lực dồi dào.
Nhưng thực tế lại ngược lại, "tài nguyên có hạn" mới là thứ có giá trị lớn hơn.
Giống như Leonardo da Vinci từng nói: "Giới hạn tạo ra sức mạnh, tự do dẫn đến cái chết."
Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng nhau bàn: Làm sao để tận dụng tài nguyên có hạn phát huy tiềm năng vô hạn của bản thân.
Đời người đau khổ nhất không phải là khi bạn không có lựa chọn nào khác mà chính là có quá nhiều lựa chọn.
Có một cuốn sách mang tên "Blink: The Power of Thinking Without Thinking" (Trong chớp mắt), trong đó có đề cập đến một quan điểm quan trọng là: ý chí là một loại tài nguyên có hạn, càng nhiều lựa chọn thường đồng nghĩa với càng nhiều lãng phí.
Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, những thứ để chúng ta lựa chọn có quá nhiều, còn quá trình lựa chọn lại luôn mang đến sự mơ hồ, do dự, hoài nghi và cuối cùng là lùi bước.
Lấy bản thân tôi ra làm ví dụ. Mấy năm nay, tôi đã hình thành cho mình một thói quen đọc sách, mặc dù trong nhà có mấy chồng sách nhưng thứ tôi "hấp thụ" được quả thực không nhiều. Rốt cuộc là vì sao?
Rất đơn giản, bởi vì trên thị trường có quá nhiều sách, nếu mỗi một cuốn đều xem cẩn thận từng trang một, vậy thì e là cả đời này cũng đọc không hết.
Hơn nữa, mỗi ngày tôi cũng tiếp xúc với đủ thể loại văn bản, thông tin qua điện thoại, phần lớn thời gian của tôi đều bị tiêu vào việc lựa chọn nội dung ra sao để đọc.
Nói cách khác, tôi lãng phí 80% sự tập trung cho việc lựa chọn.
Trên thực tế, cái mà chúng ta gọi là "có" tài nguyên, thực ra chỉ là những tài nguyên giả. Ý nghĩa của tài nguyên không nằm ở việc nó nhiều hay ít mà ở chỗ bạn có thể tận dụng giá trị của chúng được không.
Cũng giống như những cuốn sách ở trên, cho dù có mấy cái giá sách đi chăng nữa nhưng nếu không biết cách dùng, cách đọc thì chúng cũng không khác gì một đống giấy vụn.
Tài nguyên có ích thực sự đôi khi không cần bạn phải tìm tòi quá mức mà chỉ đơn giản là hãy thu hút nó bằng chính là giá trị của bạn.
Người càng thông minh càng biết "khắc chế"
Cái gọi là "khắc chế" ý muốn nói rằng rõ ràng bạn có điều kiện để đi làm nhưng lại khống chế bản thân không làm. Vì sao rất nhiều người giàu đều "không nỡ" dành nhiều thời gian cho việc ăn mặc?
Bơi họ muốn tiết kiệm thời gian đưa ra quyết định.
Ví dụ, Steve Jobs luôn mặc một chiếc áo cao cổ màu đen với quần jean và giày thể thao hay tủ quần áo của Zuckerberg luôn là một hàng áo phông màu xám giống nhau.
Đối với chúng ta, đôi khi thiếu tài nguyên cũng là một điều tốt, bởi vì lựa chọn quá nhiều rất dễ làm sao lãng, hoặc thậm chí nó còn đồng nghĩa với việc không có sự lựa chọn. Người càng có ít lựa chọn, càng có nhiều khả năng chuyên tâm vào một cú ném duy nhất, tạo ra được một vết nứt trong cuộc hỗn chiến, từ đó xông ra thế giới.
Nói cách khác, so với việc ỷ lại vào tài nguyên, đôi khi, "chuyên tâm" giúp ta dễ dàng đạt được thành công hơn.
Chẳng hạn, xung quanh tôi, có rất nhiều doanh nhân có xuất thân bình thường, nếu không muốn nói là vô cùng bình thường, đôi khi, họ đưa ra quyết định một cách rất đơn giản, đó là bắt đầu từ lợi thế bản thân và tập trung làm một việc đến cùng.
Hay chẳng hạn như những App giải trí trên điện thoại của bạn, mỗi khi có thời gian, bạn đều mở chúng ra xem, vậy là thoắt cái đã 2,3 tiếng trôi qua mà bạn lại chẳng làm thêm được việc gì.
Cách duy nhất đó là gỡ bỏ những app thực sự không cần thiết với bạn.
Giống nhà triết học người Hy Lạp Pythagoras từng nói: "Người không thể kiềm chế bản thân không thể được gọi là người tự do".
Một trong những cách tốt nhất để sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả là tích cực tạo ra "giới hạn".
Chẳng hạn như đối với việc xã giao, nhiều người thích tìm kiếm các mối quan hệ khác nhau và cố gắng làm cho tài nguyên của họ đủ phong phú bằng cách quen biết với nhiều người hơn.
Nhưng những người thông minh có thể đã sớm nhận ra rằng, ngay cả khi bạn thực sự biết rất nhiều người, nhưng số người thực sự có ảnh hưởng đến bạn và có thể trực tiếp tạo ra giá trị cho bạn lại chẳng được là bao.
Do đó, những người thông minh sẽ không bao giờ lựa chọn tham lam, họ sẽ chỉ quan tâm tới những mối quan hệ quan trọng nhất, từ đó đảm bảo tuổi thọ dài lâu của tình bạn.
Lấy thêm một ví dụ khác trong kinh doanh.
Những năm đầu, khi tôi làm về mảng thương hiệu trong một công ty quảng cáo, khách hàng thường đưa cho bạn một kỳ vọng cao và một ngân sách rất hạn chế.
Đồng thời, họ cũng sẽ cung cấp cho bạn một loạt các kênh truyền thông mà họ nghiêng về và yêu cầu đầu tư vào.
Phương pháp này rõ ràng là không khoa học, bởi sự thiếu hụt ngân sách thường dẫn đến sự phân tán về mặt hiệu quả. Mục đích của quảng cáo là thu hút sự chú ý của một nhóm người tiêu dùng mục tiêu, chứ không phải là "rắc muối muôn nơi".
Nói cách khác, nếu ngân sách hạn hẹp, điều tốt nhất nên làm là "all in" vào phương tiện truyền thông gần nhất với người dùng mục tiêu, đồng thời sử dụng tài nguyên này đến mức giới hạn.
Đạo lý này có vẻ đơn giản, nhưng nhiều người lại không nghĩ vậy.
Rốt cuộc, khi bạn phải đối mặt với nguồn tài nguyên trực tuyến khổng lồ, hầu hết mọi người đều muốn "mỗi chỗ một tý", họ sợ rủi ro khi chỉ đặt cược vào một thứ gì đó. Tuy nhiên, theo đuổi một cách mù quáng các nguồn lực chưa chắc đã là khoa học.
Bởi vì chi phí "mua" khách hàng ngày nay là rất cao, cách tốt nhất không phải là giải phóng tài nguyên, mà là tận dụng tốt các tài nguyên hiện có, đồng thời phục vụ tốt người tiêu dùng hiện tại.
Giống như Zhang Xiaolong, lập trình viên nổi tiếng người Trung Quốc, người tạo ra WeChat và Foxmail. Ông hiện là Phó Chủ tịch điều hành cấp cao và chủ tịch của Tập đoàn Weixin tại Tencent Holdings Limited. Ông là một người rất biết cách "khắc chế", ông nói:
"Khi chúng ta đưa ra một số quyết định, tính hợp lý là nhân tốt quan trọng nhất cần cân nhắc. Chúng tôi làm ít đi một chút, bởi vì có nhiều việc chúng tôi làm không tốt, rất nhiều quyết định ngay từ khi bắt đầu đã là sai. Chúng tôi hy vọng rằng trong WeChat, những thứ được hiển thị là những thứ có giá trị và là thứ mà người dùng cần."
Vì vậy, tổng hợp lại một chút:
"Từ bỏ", đôi khi chính là "đạt được", "hạn chế" lại thường có nghĩa là "vô cùng".
Suy cho cùng, tất cả các nguồn lực, tài nguyên trên thế giới này đều có hạn, chỉ có tiềm năng và sự sáng tạo của một người là không giới hạn.
Theo Trí Thức Trẻ