10 hiểu lầm tai hại về một lãnh đạo có thể ngăn cản những lãnh đạo tiềm năng bộc lộ tài năng

Việc hiểu sai lệch về hình ảnh của người đứng đầu có thể ngăn cản những lãnh đạo tiềm năng bộc lộ được hết khả năng của mình trong công việc

10 hiểu lầm tai hại về một lãnh đạo có thể khiến bạn cả đời trở thành sếp, có làm thì cũng khiến nhân viên bất mãn tận cùng

Lãnh đạo thường được cho là một người quyết đoán, thông minh và luôn hướng ngoại. Một người có tầm nhìn, có những tư duy và chiến lược đúng đắn. Đặc biệt là, họ phải có sức ảnh hưởng và khiến mọi người đi theo những quyết định của mình. Tuy nhiên, việc hiểu sai lệch về hình ảnh của người đứng đầu, có thể ngăn cản những lãnh đạo tiềm năng bộc lộ được hết khả năng của mình trong công việc.

John Rampton là một nhà đầu tư, một chuyên gia về marketing online, cũng là người sáng lập của công ty thanh toán trực tuyến Due. Hiện nay John là tư vấn cho một số công ty trong khu vực Vịnh San Francisco.

Bằng những kinh nghiệm lâu năm của mình, doanh nhân John Rampton đã chỉ ra 10 dấu hiệu nhận biết chính xác nhất, giúp bạn xác định rõ đâu mới thực sự là quan niệm đúng đắn về một nhà lãnh đạo.

 10 hiểu lầm tai hại về một lãnh đạo có thể khiến bạn cả đời trở thành sếp, có làm thì cũng khiến nhân viên bất mãn tận cùng - Ảnh 1.

John Rampton, người sáng lập của công ty thanh toán trực tuyến Due.

1. Doanh nhân là lãnh đạo

Có một giả định rằng tất cả các doanh nhân là những nhà lãnh đạo bẩm sinh. Thực tế cho thấy, chỉ vì bạn có một ý tưởng tuyệt vời và kịp thời không có nghĩa là bạn có khả năng tổ chức, điều hành và nhân rộng một doanh nghiệp - ngay cả khi bạn biến nó trở thành một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la.

John C. Maxwell: "Một nhà lãnh đạo là một trong những người biết đường, đi đường, và thấy con đường". Mặc dù bạn là "người sáng lập" doanh nghiệp của bạn nhưng không có nghĩa rằng bạn ở vị trí tốt nhất để trở thành người lãnh đạo. Lãnh đạo không chỉ là một công việc. Bạn phải có tầm nhìn, tài năng, biết lắng nghe và gây ảnh hưởng đến người khác. Đó là tất cả những phẩm chất có thể đến từ việc thuê CEO bên ngoài, giống như những gì LinkedIn đã làm với Jeff Weiner, đến những cấp thấp nhất trong công ty.

Nếu bạn cảm thấy rằng, bạn không sở hữu những phẩm chất cần có của một lãnh đạo. Tốt nhất bạn nên đặt cái tôi của mình sang một bên, và trao "dây cương" cho những người có tố chất hơn.

2. Lãnh đạo không được thể hiện sự yếu đuối

Nhiều người cho rằng, lãnh đạo phải luôn vững vàng và có tầm nhìn sâu rộng. Nếu họ dễ dàng chấp nhận lỗi sai, thay đổi hướng đi hoặc làm theo người khác thì đó là dấu hiệu của sự yếu đuối. Tuy nhiên, điều này là không đúng với một lãnh đạo thực thụ.

Các nhà lãnh đạo mạnh mẽ học hỏi từ chính sai lầm của họ. Họ tiếp nhận các ý kiến - ngay cả khi chúng tiêu cực. Họ không phải là "bách khoa toàn thư" vì vậy, họ không thể lúc nào cũng giải đáp được tất cả các thắc mắc. Họ thể hiện con người của mình bằng cách lắng nghe và quan tâm đến nhân viên.

3. Một nhà lãnh đạo vĩ đại phải luôn lạnh lùng, quyết đoán và toàn năng

Tôi chắc chắn ở một thời điểm nào đó, bạn đã làm việc với một lãnh đạo luôn coi mình là đúng. Họ hành động một cách cứng nhắc, chỉ biết nói suông và luôn đố kỵ với những người khác. Vậy bạn có thu được hiệu suất công việc khi làm việc với người này không? Tôi cam đoan câu trả lời là không.

Hầu hết các nhân viên đều muốn được lãnh đạo của mình quan tâm. Họ muốn cảm thấy được tôn trọng. Nhân viên mong muốn những suy nghĩ và mối quan tâm của họ được lắng nghe một cách tích cực. Cách tốt nhất để "mài giũa" những kỹ năng lãnh đạo này là tăng cường về mặt trí tuệ cảm xúc. Việc tăng chỉ số EQ cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn có thể tự nhận thức, đồng cảm và giao tiếp tốt hơn. Do đó, bạn có thể xây dựng được tinh thần đoàn kết giữa bạn với nhân viên.

4. Người hướng nội thì không thể làm lãnh đạo

Vậy sự khác biệt giữa người hướng ngoại và người hướng nội là gì? Hướng ngoại được thể hiện qua cách mà họ thiết lập quan hệ với xã hội bên ngoài. Người hướng ngoại thì luôn cởi mở và tự tin, trong khi đó những người hướng nội lại có phần nhút nhát và ngại giao tiếp. Tuy nhiên, sự khác nhau rõ nhất giữa hai kiểu người trên là ở cách họ xử lý trong công việc.

Người hướng ngoại giải quyết các vấn đề thông qua quá trình thảo luận và tìm kiếm lời khuyên hữu ích từ những người xung quanh. Còn người hướng nội thường tự mình tìm ra ý tưởng, không biết cách lắng nghe và có những "tranh luận" với chính bản thân họ.

"Không giỏi lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn nhất của một nhà quản lý", doanh nhân Mary Kay nói. Vì những khác biệt rõ rệt này, không có gì đáng ngạc nhiên khi người hướng ngoại là người thích hợp với vai trò lãnh đạo nhất.

Nhưng thực tế cho thấy, không phải tất cả những người hướng ngoại đều là những người lãnh đạo giỏi. Rất nhiều những doanh nhân thành đạt, như Warren Buffett, Bill Gates, Barack Obama và Marissa Mayer, đều là những người hướng nội. Chỉ vì bạn không phải là người đứng đầu một bộ phận hoặc thoải mái trong đám đông, không có nghĩa là bạn nên xem nhẹ bản thân mình. Bạn vẫn có thể sở hữu những kỹ năng lãnh đạo đúng đắn để truyền cảm hứng cho người khác.

5. Không có đủ thời gian để phát triển kỹ năng lãnh đạo

Như chúng ta đã biết, các kỹ năng muốn phát huy tối đa thì phải trải qua quá trình mài giũa. Biện hộ bằng việc "không có thời gian" là một lý do không thể chấp nhận. Tất cả chúng ta đều có cùng 24 giờ trong một ngày và ai cũng đều bận rộn. Nhưng rất nhiều nhà lãnh đạo khác có thể đào sâu các kỹ năng lãnh đạo của họ mà không gặp vấn đề gì về thời gian.

Vấn đề ở đây không phải là bạn không có đủ thời gian trong ngày. Đó là vì bạn không biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Ví dụ, thức dậy sớm hơn 30 phút, xử lý các công việc liên quan hoặc giao nhiệm vụ ít quan trọng hơn cho người khác có thể giải phóng thêm thời gian. Sau đó, bạn có thể sử dụng thời gian này để đọc sách, tham gia một khóa học hoặc thuê một cố vấn riêng.

6. Lãnh đạo đồng nghĩa với quản lý

Theo Warren Bennis: "Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng" Theo Warren Bennis. Có thể hiểu đơn giản, một người chỉ đạo và hướng dẫn giỏi không có nghĩa là một chỉ huy giỏi. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai vị trí này, chẳng hạn như:

Quản lý thiết lập mục tiêu dựa trên tầm nhìn; lãnh đạo tạo ra tầm nhìn đó.

Quản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thay đổi nó.

Quản lý sao chép, thích nghi và chấp nhận phong cách lãnh đạo của người khác; lãnh đạo tự nghĩ ra ý tưởng và có lối đi của riêng mình.

Quản lý tìm phương án dễ dàng nhất để hạn chế rủi ro tối đa; lãnh đạo chấp nhận mạo hiểm.

Quản lý tìm kiếm những mục tiêu ngắn hạn; lãnh đạo quan tâm tới cơ hội rộng mở bên ngoài.

Quản lý xây dựng quan hệ; lãnh đạo xây dựng hệ thống.

Quản lý trì trệ , ngại thay đổi; lãnh đạo luôn phát triển bản thân.

Quản lý có nhân viên; lãnh đạo có những người trung thành và tài giỏi.

Nếu bạn đang ở trong một tổ chức có nhiều chức vụ khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải biết rõ sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì. Sau đó, bạn có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo hoặc quản lý của mình, tùy thuộc vào việc bạn đang thiếu gì. Bạn cũng có thể xem xét việc tìm ai đó để bổ sung cho các kỹ năng mà bạn chưa có.

7. Tất cả các nhà lãnh đạo là những người tiên phong

Trở thành một người tiên phong không phải là một điều xấu. Người tiên phong, sau tất cả, là những người tham vọng, cạnh tranh, biết tính toán rủi ro và có định hướng mục tiêu. Đồng thời, họ cũng là một người độc lập và là động lực của một doanh nghiệp. Nhưng làm việc với những người này lại là một điều không dễ dàng.

Ví dụ, trong khi bạn đang gây ấn tượng với nhà đầu tư và khách hàng thông qua việc gặp mặt và thảo luận. Những người tiên phong chắc chắn muốn mọi người chấp thuận và đi theo kế hoạch của họ. Trong khi các nhà lãnh đạo biết khi nào nên dẹp cái tôi sang một bên. Một nhà lãnh đạo hoặc quản lý thực thụ sẽ phát hiện ra những tài năng và làm việc cùng với đội ngũ này để thúc đẩy mọi người hướng tới một mục đích và tầm nhìn chung.

8. Những người làm việc với tôi luôn nói sự thật

Họ có thể không nói dối bạn hoàn toàn. Nhưng, những người làm việc với bạn có lẽ chỉ cung cấp cho bạn một nửa sự thật - đặc biệt nếu bạn là một người "khó nhằn". Bạn có thể là một người phức tạp và thiếu sót về mặt cảm xúc - do đó, thật dễ hiểu tại sao bạn gặp vấn đề khi trở thành một nhà lãnh đạo. Nếu một nhân viên thông báo cho bạn tin xấu. Bạn liền phản ứng thái quá, vậy tại sao họ phải chia sẻ sự thật với bạn?

 10 hiểu lầm tai hại về một lãnh đạo có thể khiến bạn cả đời trở thành sếp, có làm thì cũng khiến nhân viên bất mãn tận cùng - Ảnh 2.

Nhân viên của bạn sẽ có thể hoàn toàn minh bạch với bạn - nhưng nếu bạn trừng phạt họ, bạn có nghĩ họ sẽ lặp lại sai lầm tương tự không? Không phải lúc nào cũng dễ dàng để lắng nghe sự thật. Nhưng nếu không có đủ thông tin, bạn sẽ không thể đưa ra quyết định sáng suốt - bạn cũng không thể phát triển bản thân như một nhà lãnh đạo.

Để "khai thác" được sự thành thật của nhân viên, bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Hơn thế nữa, hãy tập trung vào những việc cần làm tiếp theo, thay vì chỉ tay và cho mọi người cơ hội thứ hai. Hãy suy nghĩ về việc tạo một cuộc khảo sát trực tuyến hoặc cuộc họp ẩn danh. Bạn vừa có nguồn thông tin cần thiết, lại đảm bảo nhân viên không sợ việc phải chịu hậu quả.

9. Lãnh đạo giỏi nhất là phải biết chấp nhận thử thách một mình

Rõ ràng, "tham gia vào một việc khó khăn" không có nghĩa là phải trốn trong văn phòng của bạn. Đôi khi, bạn nên làm việc bên cạnh nhân viên của mình. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên tập trung chủ yếu vào việc đưa ra quyết định, công việc ưu tiên và chịu trách nhiệm. Các vấn đề không quan trọng nên được tự động hóa, ủy thác hoặc thuê người để bạn không bị cạn kiệt tinh thần hoặc thể chất.

Hãy nhớ - dẫn đầu với công việc của bạn chứ không phải bằng cách ưu tiên công việc của người khác.

10. Các nhà lãnh đạo "không bao giờ ngủ"

Cuối cùng, có một quan niệm sai lầm rằng các nhà lãnh đạo phải ở chế độ "24/7/365". Sự thật là tất cả mọi người, bất kể vị trí lãnh đạo nào, đều cần có thời gian nghỉ ngơi. Làm việc không ngừng kể cả cuối tuần và trong kì nghỉ sẽ hủy hoại bản thân bạn nhanh chóng.

Bạn cần thời gian để suy nghĩ và tập trung vào những thứ quan trọng hơn, chẳng hạn như dành thời gian cho gia đình, tập thể dục hoặc tìm hiểu thông tin mới. Bằng cách nghỉ ngơi, bạn có thể giải tỏa đầu óc và giảm căng thẳng. Kết quả là, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo năng động, tập trung và sáng tạo hơn.

Theo Hải Anh

Trí thức trẻ/Business Insider

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/10-hieu-lam-tai-hai-ve-mot-lanh-dao-co-the-ngan-can-nhung-lanh-dao-tiem-nang-boc-lo-tai-nang-a81209.html