Phỏng vấn xuất sắc đến đâu mà quên làm điều này, chúng tôi cũng không thuê bạn: Chuyên gia tuyển dụng với 10 năm kinh nghiệm chỉ ra sai lầm ai cũng mắc phải

Chỉ một hành động nhỏ thôi cũng khiến các ứng viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bài chia sẻ của Jessica Liebman - thư ký tòa soạn có 10 năm kinh nghiệm tại Insider Inc. - về sai lầm mà các ứng viên hay mắc phải khi phỏng vấn.

Từ trước tới nay, tuyển dụng nhân viên vẫn luôn là một việc đầy rủi ro.

Sự thực là, quá trình tuyển dụng chỉ cho thấy một phần của con người. Các nhà tuyển dụng thường phải đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu ít ỏi thu thập được sau vài tiếng nói chuyện với ứng viên. Thậm chí, đôi khi buổi phỏng vấn còn không diễn ra trực tiếp.

Tất nhiên là bạn có bắt họ làm các bài kiểm tra hay bài tập. Bạn cũng trò chuyện với những người đồng nghiệp cũ của ứng viên. Thế nhưng, bạn vẫn thực sự không hiểu hết họ cho tới khi họ bắt tay vào làm việc thực sự. Nhiều lúc, những ứng viên trông vô cùng hứa hẹn hóa ra lại là người không phù hợp

Jessica Liebman - thư ký tòa soạn với 10 năm kinh nghiệm tuyển dụng của Insider Inc.

Với tư cách là thư ký tòa soạn cho tạp chí Insider Inc., tôi đã phỏng vấn rất nhiều ứng viên cho các vị trí khác nhau. Tôi đã tuyển dụng hàng trăm người.

Khi mới bắt đầu công việc này, tôi đã tuân theo một nguyên tắc vô cùng đơn giản: Chúng tôi không nên tuyển những người không gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn.

Tôi đã từng viết một bài báo về lỗi sai lớn nhất mà nhiều người hay mắc phải khi đi xin việc: không gửi thư cảm ơn. Rất nhiều người không đồng tình với tôi. Tôi đã nhận hàng loạt phản hồi đầy giận giữ.

Tuy nhiên, 7 năm sau, tôi vẫn tuân thủ nguyên tắc này.

Là nhà tuyển dụng, bạn nên hy vọng ứng viên sẽ viết thư cảm ơn. Với những người không thực hiện điều này, bạn không nên tuyển họ.

Tại sao ư?

Trong thư cám ơn, ứng viên thường bày tỏ sự biết ơn của mình với cơ hội phỏng vấn được trao và bày tỏ hy vọng sẽ được làm việc tại công ty ứng tuyển.

Lá thư cảm ơn (gửi qua email) sẽ phản ánh 2 điều quan trọng về ứng viên.

Trước hết, nó cho thấy ứng viên đang rất cần công việc. Chúng tôi đã nhiều lần tuyển cả những người không viết thư cảm ơn, để rồi cuối cùng họ lại từ chối lời đề nghị tuyển của chúng tôi. Đôi lúc, họ nhận công việc, nhưng rồi lại bỏ ngay trước ngày đi làm hoặc sau một vài tháng.

Thứ hai, cách họ thể hiện trong buổi phỏng vấn chưa lột tả hết được khả năng của họ. Dù thư cảm ơn không đảm bảo họ là người xuất sắc, nhưng nó cho nhà tuyển dụng biết những thông tin nhỏ nhất về họ, rằng ứng viên là người thiết tha với công việc, có quy củ, biết cư xử lịch sự đủ để gửi lá thư này. Tại tạp chí Inc. chúng tôi muốn tìm kiếm những người tốt và đáng tin. Thư cảm ơn chính là biểu hiện cụ thể của các đức tính ấy.

Rõ ràng là, một lá thư cảm ơn không đảm bảo ứng viên sẽ làm tốt công việc hoàn toàn. Thế nhưng, dùng nó để thử thách các ứng viên xin việc đã cho thấy những lợi ích nhất định, ít nhất là ở công ty tôi.

theo BI/ Trí thức trẻ

 

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/phong-van-xuat-sac-den-dau-ma-quen-lam-dieu-nay-chung-toi-cung-khong-thue-ban-chuyen-gia-tuyen-dung-voi-10-nam-kinh-nghiem-chi-ra-sai-lam-ai-cung-mac-phai-a83125.html