Dùng nét vẽ duy nhất để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13?", anh chàng ứng viên khiến đối thủ cay đắng nhận ra bài học: Biến không thể thành có thể cũng là biến tay trắng thành triệu phú!

Đừng đi tìm thành công trong lối mòn có sẵn, thay vào đó, hãy tạo ra một điều "có thể" hoàn toàn mới từ chính điều mà mọi người cho là "không thể".


Đừng đi tìm thành công trong lối mòn có sẵn, thay vào đó, hãy tạo ra một điều "có thể" hoàn toàn mới từ chính điều mà mọi người cho là "không thể".

Trưởng thành đó chính là việc phải chấp nhận đi qua rất nhiều thất bại trong đời. Đó là việc phải nhìn nhận lại chính con người của mình, đối diện với những phần tồi tệ nhất, chấp nhận nó và học cách sửa chữa, cố gắng cho những gì vẫn chưa được hoàn thiện. Tôi đã có một bài học, một thất bại đáng nhớ đủ để trở thành một bước ngoặt trong con đường sự nghiệp của tôi.

Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13?

5 năm về trước, cầm tấm bằng thạc sĩ nước ngoài trong tay, tôi hăm hở tạo profile xin việc và nhanh chóng nhận được một cuộc điện thoại mời tham gia phỏng vấn. Đó là buổi phỏng vấn đầu tiên của tôi, cũng là thời điểm sự tự tin ngất trời đã khiến tôi có một bài học đắt giá.

Sau vài vòng kiểm tra kỹ năng và kiến thức chuyên môn, tôi và 3 ứng viên khác cùng bước vào phòng vấn đáp. Tất cả cùng nhận được duy nhất một câu hỏi: "Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13? Các bạn có 10 giây thời gian suy nghĩ, bắt đầu!"

Ngay khi thời gian suy nghĩ ngắn ngủi kết thúc, người phụ trách phỏng vấn yêu cầu từng người lần lượt đưa ra câu trả lời. Ứng cử viên đầu tiên bắt đầu toát mồ hôi vì không thể tìm ra bất cứ manh mối gì. Cuối cùng, anh ta nói thẳng: "Xin lỗi, tôi không có câu trả lời!"

Đến lượt người thứ hai là một cô gái, cô ấy tỏ ra hơi khó chịu và phàn nàn: "Tôi đến nhận lời mời phỏng vấn làm quản lý bộ phận Marketing của quý công ty chứ không phải đi thi Toán học, càng không phải để giải quyết vấn đề vớ vẩn này của các vị!" Nói xong, cô gái bực tức rời khỏi cuộc phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn: Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13? Anh chàng ứng viên chỉ dùng 1 nét duy nhất để giải đáp và bài học: Biến không thể thành có thể cũng là biến tay trắng thành triệu phú - Ảnh 1.

Tạo ra sự khác biệt giữa bản thân ứng viên với những người cùng đi xin việc là điểm gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.

Đến lượt tôi là người thứ ba, tôi tự tin nói: "Đây là một vấn đề không thể giải quyết, cho dù là ai cũng vậy mà thôi."

Nghe vậy, người phỏng vấn không đáp lời mà quay sang hỏi ứng viên cuối cùng: "Vậy còn anh, anh có thể giải quyết câu hỏi này không?"

Bất ngờ thay, người thứ tư lại nói: "Tôi sẽ thêm một dấu gạch chéo vào dấu bằng, '=' sẽ chuyển thành '≠' vậy là phương trình trở nên có nghĩa."

Ngay sau đó, người phỏng vấn lập tức đứng lên, tiến về phía anh ta và vui mừng bắt tay: "Đây chính là câu trả lời mà chúng tôi tìm kiếm. Xin chúc mừng, bạn đã được tuyển dụng!"

Cảm giác của tôi lúc đó là "nuốt không trôi sự thất bại". Và hiển nhiên cảm giác đó theo tôi suốt một thời gian dài không dứt. Nhưng thời gian rồi cũng cho tôi những câu trả lời càng ngày càng rõ ràng. Lúc đó thấy mình đã quá tin tưởng vào bản thân mình. Sự tin tưởng dẫn đến bất cẩn, có phần ngạo mạn, không biết cách suy nghĩ và tư duy linh hoạt hơn. Cũng chính lần thất bại đáng nhớ ấy đã dạy cho tôi biết rằng: Đôi khi, chúng ta phải biến điều "không thể" trở thành "có thể" mới có thể tạo dựng thành công.

Thay đổi tư duy

Câu chuyện về Abraham Lincoln tổng thống đời thứ 16 của Mỹ minh chứng cho khả năng vô hạn của con người. Xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, mồ côi mẹ và ít học, trải qua 11 lần thất bại trong kinh doanh và chính trị, ai mà nghĩ tới Abraham Lincoln sẽ trở thành một tổng thống vĩ đại bậc nhất Hoa Kỳ?

Câu hỏi phỏng vấn: Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13? Anh chàng ứng viên chỉ dùng 1 nét duy nhất để giải đáp và bài học: Biến không thể thành có thể cũng là biến tay trắng thành triệu phú - Ảnh 2.

"Thay đổi là hằng số duy nhất trong cuộc sống" - Heraclitus, nhà triết học Hy Lạp.

Có những điều tưởng chừng 99,99% là thất bại, là sai lầm vô nghĩa nhưng chỉ với 0,01% còn lại, có những người dám thay đổi tư duy, thoát khỏi lối mòn, họ vẫn có thể tự tay tạo dựng nên thành công. Một người có thế giới quan tiêu cực về cơ bản là bị động và có thái độ bi quan đối với chính bản thân họ và cuộc sống. Người đó tin rằng: "Những người giàu sẽ ngày càng giàu hơn, những người nghèo sẽ ngày càng nghèo đi", cho dù bạn có làm việc chăm chỉ như thế nào thì bạn cũng vẫn không thể phát triển. Khi đối mặt với những khó khăn như vậy, họ dễ dàng bị nhụt chí và từ bỏ đam mê trước khi họ thực sự bắt đầu.

Thực tế, luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Cho dù bây giờ chưa biết, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ đến từ sách vở, tri thức hoặc những người xung quanh. Bởi vậy, những người thành công luôn tin rằng "mọi vấn đề đều có cách giải quyết". Với những người có thái độ lạc quan thường hoạt bát, vui vẻ thì nơi đâu cũng là cơ hội tốt đẹp, tươi sáng. Chỉ cần biết thay đổi tư duy, bạn cũng có thể thay đổi cả cuộc đời. Giống như Henry Ford đã nói: "Dù bạn tin rằng bạn có thể, hoặc bạn tin rằng bạn không thể, thì bạn vẫn luôn đúng".

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/dung-net-ve-duy-nhat-de-tra-loi-cau-hoi-lam-the-nao-de-1-1-1-13-anh-chang-ung-vien-khien-doi-thu-cay-dang-nhan-ra-bai-hoc-bien-khong-the-thanh-co-the-cung-la-bien-tay-trang-thanh-trieu-p-a83905.html