Hướng đi nào cho làng nghề Việt thời 4.0?

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6/2018, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động (tương đương 30% lực lượng lao động nông thôn).

Huong di nao cho lang nghe Viet thoi 4.0? hinh anh 1
Làng dừa Bến Tre là nơi sản xuất ra nhiều mặt hàng giá trị với thực phẩm, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ…

Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD/năm. So với tổng trị giá xuất khẩu 243,48 tỷ USD năm 2018, con số trên không phải quá lớn. Điều này phần nào cho thấy sự phát triển của các làng nghề thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Thực tế cho thấy lâu nay, các làng nghề vẫn kinh doanh theo cách làm truyền thống xưa cũ, đó là sản xuất và bán những cái mình có mà không sản xuất và bán cái thị trường cần; thiếu khả năng tự khai thác thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu…

Trong xu thế toàn cầu hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 được hy vọng sẽ mở ra cánh cửa mới cho các làng nghề truyền thống, giúp rút ngắn khoảng cách tiếp cận với các thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó, đưa làng nghề truyền thống lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là bước đi đột phá và hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên để làm được điều này, các làng nghề cần đảm bảo sản phẩm bán ra có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của thị trường, chinh phục được người tiêu dùng khắp cả nước và xa hơn là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chung tay với các làng nghề trong hành trình đưa TMĐT về nông thôn, hỗ trợ các hộ kinh doanh tiếp cận với phương thức kinh doanh mới, giải quyết trực tiếp vấn đề tiếp cận thông tin và kỹ năng hoạt động trên sàn TMĐT.

Hiểu được điều đó, mới đây, Lazada Việt Nam đã chính thức triển khai dự án “Làng nghề đặc sản online”, nhằm hỗ trợ hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn trên toàn quốc tiếp cận mô hình TMĐT, mở rộng kinh doanh.

Huong di nao cho lang nghe Viet thoi 4.0? hinh anh 2
Lazada Việt Nam khởi động dự án “Làng nghề đặc sản online” trong khuôn khổ diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2019.

“Làng nghề đặc sản online” là một trong những hoạt động trọng tâm của Lazada Việt Nam, nhằm mục tiêu xây dựng hệ sinh thái TMĐT toàn diện và bền vững vào năm 2030. Qua đó, Lazada cam kết hỗ trợ 8 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ 300 triệu khách hàng và mang đến 20 triệu cơ hội việc làm trên toàn khu vực. Trong năm nay, Lazada Việt Nam dự kiến triển khai chương trình này tại 4 tỉnh, khởi đầu bằng “Ngày của làng dừa Bến Tre”, diễn ra vào cuối tháng 5..

Tham gia dự án, các cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm dừa tại Bến Tre sẽ được hưởng gói hỗ trợ đặc biệt: Miễn phí mở gian hàng, miễn phí hoa hồng trọn đời, miễn phí các chương trình đào tạo bán hàng online, hỗ trợ về thiết kế, hình ảnh gian hàng, dán nhãn đặc sản nếu đã có đăng ký chỉ dẫn địa lý… Việc xuất khẩu hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử quốc tế cũng được Lazada Việt Nam hỗ trợ về mặt thông tin và thủ tục cần thiết.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, chia sẻ: “Ngày của làng dừa Bến Tre được triển khai sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực không chỉ cho doanh nghiệp tại địa phương mà còn các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Việc này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, đóng góp vào nền kinh tế số của Việt Nam và tạo nên bước chuyển hướng tới cuộc cách mạng 4.0 trên cả nước”.

“Ngày của làng dừa Bến Tre” dự kiến diễn ra cuối tháng 5 trên sàn TMĐT Lazada. Trong ngày này, Lazada sẽ điều hướng lượng truy cập của website vào các gian hàng của làng dừa Bến Tre, cùng với các công cụ hỗ trợ khác như banner trang chủ, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các hoạt động tiếp thị và truyền thông cũng được tập đoàn đẩy mạnh để giới thiệu làng dừa Bến Tre đến người tiêu dùng khắp cả nước.

Huong di nao cho lang nghe Viet thoi 4.0? hinh anh 5
Hội thảo “Đưa thương mại điện tử về nông thôn - Làng dừa Bến Tre online” do Lazada tổ chức thu hút hơn 50 đại biểu và các cở sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm về dừa ở Bến Tre tham dự.

Ngoài ra, các đơn vị hợp tác trong khuôn khổ dự án như VN Post, Công ty Cổ phần BPO Mắt Bão… cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dừa ở Bến Tre trong việc phân phối, vận chuyển đơn hàng. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái TMĐT hợp tác với nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ lúc có thành phẩm cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Ông Max Zhang - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, cho biết: “Trong ngày chính thức bán hàng trên Lazada, doanh số kinh doanh của các nhà bán hàng có thể tăng gấp 20 lần so với ngày thường. Nếu các nhà bán hàng quyết tâm tham gia TMĐT và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, chắc chắn doanh số của họ sẽ còn ổn định và cao hơn nhiều so với mong đợi, thậm chí, xuất khẩu được sản phẩm của mình đến nhiều quốc gia khác”.

Thành lập vào 2012, Lazada là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến số một khu vực Đông Nam Á - có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Với hơn 300 triệu sản phẩm thuộc ngành hàng đa dạng, từ thiết bị điện tử, hàng gia dụng, đồ chơi, thời trang, làm đẹp đến dụng cụ thể thao, thực phẩm… Lazada mang đến chế độ chăm sóc khách hàng cùng chính sách đổi trả hàng hóa dễ dàng thông qua hệ thống hơn 100 đối tác logistics. Tập đoàn Lazada thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding Limited. Để tìm hiểu thêm thông tin về Lazada Đông Nam Á, độc giả truy cập tại đây

theo Zing.

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/huong-di-nao-cho-lang-nghe-viet-thoi-4-0-a86744.html