Hiếm có vụ bê bối nào thu hút được sự chú ý của cả ngành y tế và ngành công nghệ như cơn địa chấn trỗi dậy và sụp đổ của công ty xét nghiệm máu Theranos. Trong Máu bẩn, phóng viên điều tra John Carreyrou – người đã phanh phui sự thật vào năm 2015, đã đưa ra những bằng chứng đầy đủ về vụ lừa đảo mà Giám đốc điều hành của Theranos – Elizabeth Holmes – thực hiện.
Một cách cụ thể, Holmes và cựu Chủ tịch của công ty – Ramesh ‘Sunny’ Balwani, đã huy động được hơn 700 triệu đô-la thông qua "cú lừa ngoạn mục trong nhiều năm liền mà họ đã thổi phồng hoặc tuyên bố sai sự thật về công nghệ, hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của công ty", theo công bố của Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC) vào tháng 3 năm 2018.
Máu bẩn: Ảo tưởng, tham vọng, bí mật và sự dối trá trong vụ lừa đảo lớn nhất Thung lũng Silicon – John Carreyrou (Alpha Books ấn hành năm 2019)
Vào thời điểm câu chuyện của Carreyrou đăng tải trên tờ Wall Street Journal và hàng loạt bài điều tra kéo theo sau đó khiến các nhà chức trách ra lệnh đóng cửa các phòng thí nghiệm của Theranos vào năm 2016, gần 1 triệu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được tiến hành tại California và Arizona.
Đa số các kết quả xét nghiệm đó đều không chính xác, tất cả đều bị hủy bỏ. Những kết quả sai lệch này đã gây thiệt hại cho rất nhiều người: một số người phải trải qua những thủ tục không cần thiết, nhận được các chẩn đoán sai lệch về tình trạng nghiêm trọng và trải qua chứng rối loạn cảm xúc.
Carreyrou đã trình bày đầy đủ về các khía cạnh khoa học, nhân văn, pháp lý và xã hội của câu chuyện. Mặc dù đã nhắc tới một vài khía cạnh trong loạt bài điều tra quy mô trước đây của mình, lần này, ông phơi bày ra ánh sáng rất nhiều góc khuất đen tối chưa từng được tiết lộ của Theranos.
Mục tiêu đầy lôi cuốn của công ty là phân tích nhanh chóng một giọt máu cho hàng trăm xét nghiệm khác nhau với chi phí chỉ bằng một phần so với các chi phí hiện hành. Máu được thu thập vào các lọ "nanotainer" – lọ thử máu có kích thước siêu nhỏ, và được khẳng định là xét nghiệm trong một "miniLab" chẩn đoán – chiếc máy xét nghiệm mini có kích thước chỉ bằng một chiếc lò vi sóng, phương pháp này được tuyên bố là đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành Y. Holmes, một người tôn thờ Steve Jobs của Apple, đã gọi nó là "chiếc iPod của ngành chăm sóc sức khỏe".
Vào thập niên 1990, ở Mỹ, khi mới chỉ là một đứa trẻ, Holmes đã tuyên bố rằng mình muốn trở thành tỷ phú khi lớn lên. Ở tuổi 30, cô đã đạt được mục tiêu đó. Là một người thông minh xuất chúng, cô đã được nhận vào Đại học Stanford tại California theo diện chương trình Học bổng của Tổng để theo học ngành kỹ thuật hóa chất. Cô bỏ học vào năm thứ 2 để khởi nghiệp với công ty Real-Time Cures – tiền thân của Theranos sau này, và hoạt động trong suốt 15 năm.
Trong cuốn "Máu bẩn", Carreyrou đã phát hiện ra tài năng và trách nhiệm pháp lý của Holmes. Được thúc đẩy, và với một món quà đặc biệt cho việc bán các ý tưởng, cô đã xây dựng một ban giám đốc gồm các nhân vật chính trị cấp cao như cựu Ngoại trưởng Mỹ Geogre Shultz và Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry, tướng Thủy quân lục chiến (hiện là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) James ‘Mad Dog’ Mattis và cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn.
Cô thuyết phục được các nhà đầu tư bao gồm ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, thiết lập quan hệ đối tác với gã khổng lồ trong ngành siêu thị Safeway và chuỗi cửa hàng dược phẩm Walgreens. Channing Robertson – Giáo sư của Holmes tại Stanford, là thành viên ban giám đốc và cố vấn của công ty.
Sau đó, vào năm 2005, Holmes được Tổng thống Barack Obama gọi là Đại sứ doanh nhân toàn cầu của nước Mỹ. Cùng năm đó, Phó Tổng thống Joe Biden cũng dành lời khen ngợi cho cô tại buổi giới thiệu miniLab (sau này Carreyrou đã lật tẩy sản phẩm này hoàn toàn là giả mạo, phòng thí nghiệm mini này đã không hoạt động tại thời điểm đó).
Theo Carreyrou, trong suốt một thời gian dài, Holmes đã nói dối về nanotainer, về các bản hợp đồng với ngành dược phẩm và các chứng nhận thử nghiệm. Cô đã báo cáo sai sự thật với Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) và cơ quan chính phủ phụ trách quản lý các phòng thí nghiệm xét nghiệm máu – Trung tâm Quản lý Dịch vụ Chăm sóc và Hỗ trợ Y tế (CMS). Cô còn tuyên bố rằng Theranos đang được sử dụng tại các chiến trường ở Afghanistan để cứu sống các binh lính.
Holmes đã cùng cụm từ "phát minh quan trọng nhất mà loài người từng tạo ra" để mô tả miniLab. Trong điều kiện tốt nhất, phòng thí nghiệm có thể làm các xét nghiệm miễn dịch sử dụng kênh dẫn vi lưu. Một mẫu máu nhỏ phải được pha loãng dẫn tới các kết quả giả mạo và sai lệch. Các kết quả thanh tra sau đó do FDA tiến hành đã chứng minh cho sự kém cỏi trong việc kiểm soát chất trong phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị của Theranos và một vài dẫn chứng về kết quả sát hạch chất lượng thất bại.
Phần còn lại của hằng trăm xét nghiệm thông thường mà phòng thí nghiệm dự kiến cung cấp yêu cầu được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị phòng thí nghiệm thương mại hoặc được chuyển đến các cơ sở khác. Đó là bí mật được "canh phòng" cẩn mật bên trong môi trường làm việc độc hại của Theranos mà "Máu bẩn" phơi bày.
Theranos thậm chí còn hăm dọa nghiêm trọng nhằm vào các nhân viên và có những hoạt động gián điệp liên quan tới việc theo dõi nhất cử nhất động các tài khoản mạng xã hội của nhân viên. Cuốn "Máu bẩn" thậm chí còn vén màn vụ tự tử của cựu lãnh đạo của nhóm hóa học trong công ty.
Khi loạt bài điều tra gần đi đến hồi kết, Carreyrou đã mô tả cách luật sư tranh tụng David Boies – sau này trở thành cố vấn pháp lý của Theranos – cố gắng ngăn chặn The Wall Street Journal đăng tải phóng sự của Carreyrou. Chẳng hạn, Boies đã cáo buộc bài báo tiết lộ các bí mật thương mại của Theranos, đồng thời đưa ra những tuyên bố sai lệch và phỉ báng. Mặc dù Theranos đã được Murdoch – chủ sở hữu của Wall Street Journal rót 125 triệu đô-la, loạt bài điều tra vẫn được xuất bản.
Qua cuốn "Máu bẩn", John Carreyrou cũng tiết lộ về người tố giác Theranos để ông bắt tay vào điều tra, đó là một nhà nghiên cứu bệnh học, cùng với rất nhiều nhân viên có mối lo sợ chính đáng vì làm tổn thương các bệnh nhân bằng những kết quả phòng thí nghiệm gian lận. Sự kết hợp của những người tố giác dũng cảm này và một nhà báo ngoan cường từng phỏng vấn 150 người (bao gồm 60 cựu nhân viên) đã tạo nên một cuốn sách hấp dẫn khiến độc giả không thể lơi tay rời mắt khỏi các trang sách.
Duy chỉ có điều, cuốn sách này chưa đúc kết những bài học rút ra từ sự sụp đổ này. Làm thế nào mà một công ty đã vươn lên tới mức định giá 9 tỷ đô-la trong một mạng lưới của rất nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng, ngay cả khi mọi người đang gặp nguy?
Theo tôi, nguyên nhân của mối nguy này là việc quản lý công nghệ này một cách lỏng lẻo (bất chấp những lời tuyên bố hùng hồn) mà không có bất kỳ nghiên cứu riêng nào của các nhà khoa học độc lập cũng như sự lơ là trong việc sao chép. Nếu cộng đồng y tế và các nhà chức trách buộc công ty phải chịu trách nhiệm, điều này có thể đã được ngăn chặn.
Có rất nhiều tấm gương về các công ty ở Thung lũng Silicon đã vụt sáng, nhưng không có công ty nào lại đặt sức khỏe của bệnh nhân vào thế rủi ro. Hy vọng rằng, bài học Theranos trong "Máu bẩn" sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.
Sâu Búc
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/mau-ban-ao-tuong-tham-vong-bi-mat-va-su-doi-tra-trong-vu-lua-dao-lon-nhat-thung-lung-silicon-a90777.html