Người nghèo thích miễn phí, người giàu không ngại trả phí: Tư duy khác biệt, đừng hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu lên còn người nghèo cả đời phải chịu cuộc sống khó khăn

Điểm khác biệt cơ bản nhất trong tư duy của người nghèo và người giàu đó là “biết lượng sức mình”.


Điểm khác biệt cơ bản nhất trong tư duy của người nghèo và người giàu đó là “biết lượng sức mình”.

Khi gặp khó khăn, người nghèo thường có quán tính quy lỗi về cho những nhân tố không thể khống chế, chẳng hạn như: tôi làm không được, tôi không thể thắng, năng lực của tôi có hạn, tôi không mua được, tôi không theo kịp được thời đại, tiền thật khó kiếm, tôi là vì kiếm tiền mới đi làm…

Người giàu nghĩ ngược lại luôn thông qua các phương pháp đúng đắn để có thể đạt được kết quả mình muốn, chẳng hạn như: làm thế nào tôi mới có thể làm được, tôi phải chiến thắng, tôi sẽ tiếp tục học hỏi, tôi có thể đủ khả năng để mua, tôi vẫn còn rất trẻ, kiếm tiền rất dễ, tôi phải để tiền làm việc cho tôi…

Vì vậy, dễ dàng nhận thấy rằng khi gặp phải vấn đề, khi kết quả vẫn còn chưa xuất hiện, người nghèo đã có thói quen đưa ra những câu trả lời như không thể, trong khi người giàu tập trung vào chính vấn đề và suy nghĩ về cách giải quyết.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Trên thực tế, thế giới của chúng ta được tạo nên nhờ các hệ thống và quy tắc. Từ khi sinh ra đến trước năm 7 tuổi, chúng ta đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống nhận thức và thao tác thông qua quan sát và bắt chước. Vì vậy, nếu chúng ta so sánh cuộc đời với một chiếc máy tính thì 7 năm đầu tiên của cuộc đời chính là giai đoạn download các chương trình.

Hiện thực lúc nào cũng luôn là người nghèo ngày càng nghèo, còn người giàu lại ngày càng giàu hơn. Đó là bởi vì người nghèo và người giàu tải về các chương trình khác nhau, vì vậy thế giới họ thấy là không giống nhau.

Ngay cả khi cùng nhìn thấy một vật, nhưng phương pháp lưu trữ và xử lý vấn đề của mỗi người không giống nhau, vậy thì quan điểm đầu ra cũng khác nhau.

Người nghèo cho rằng kiếm tiền là khó khăn, đời người sinh ra là để chịu khổ!

Người giàu lại cho rằng kiếm tiền rất đơn giản, nhưng tôi phải làm sao mới làm được?

Người có tiền không nhất định cả đời này sẽ là người giàu, nhưng tạm thời chưa có tiền cũng không có nghĩa là cả đời này đều sẽ nghèo. Rất nhiều người nghèo nhưng có tư duy người giàu, và họ đang dần dần trở nên giàu có; nhưng cũng có không ít người giàu mang trong mình tư duy của một người nghèo, nên tài sản dần dần mất đi.

Người nghèo thích miễn phí, người giàu không ngại trả phí: Tư duy khác biệt, đừng hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu lên còn người nghèo cả đời phải chịu cuộc sống khó khăn - Ảnh 1.

Tôi cho rằng tư duy người giàu và tư duy người nghèo khác nhau ở những điểm sau:

1. Kiếm tiền và tiết kiệm

Người giàu thích kiếm tiền, người nghèo thích tiết kiệm tiền.

Người giàu thích tiêu tiền để cải thiện chất lượng cuộc sống và diện mạo tinh thần, từ đó kiếm lại được nhiều tiền hơn. Người nghèo lại thích giảm bớt chất lượng cuộc sống để tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Tất nhiên, tăng thêm thu nhập và tiết kiệm chi tiêu đều rất quan trọng. Nhưng bạn cần ý thức được rằng, tiết kiệm chi tiêu phải chịu giới hạn của tổng thu nhập, còn không gian của tăng thêm thu nhập ngược lại lại rộng hơn nhiều.

2. Trả phí và miễn phí

Người giàu vui với việc trả phí, người nghèo thích những gì miễn phí.

Trả phí có thể giúp bạn có được những tài nguyên mang tính ưu thế, chẳng hạn như sản phẩm giới hạn, những gợi ý chuyên nghiệp, những người tài giỏi nhất…

Còn kết quả của miễn phí lại là những tài nguyên "có hạn" hoặc là những thứ mà có quá nhiều người cùng dùng.

3. Mạo hiểm và an toàn

Người giàu dám mạo hiểm, người nghèo theo đuổi sự an toàn.

Mạo hiểm đồng nghĩa với những cơ hội đem lại lợi ích khổng lồ, đồng nghĩa với ít đối thủ cạnh tranh. Còn an toàn lại đồng nghĩa với lợi ích nhỏ, nhiều đối thủ cạnh tranh, và một vị thế đàm phán yếu thế hơn.

Người nghèo thích miễn phí, người giàu không ngại trả phí: Tư duy khác biệt, đừng hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu lên còn người nghèo cả đời phải chịu cuộc sống khó khăn - Ảnh 2.

4. Chia sẻ và độc chiếm

Người giàu vui vẻ với việc chia sẻ, người nghèo lại thích độc chiếm.

Điều này có thể xem là phiến bản thăng cấp của "trả phí và miễn phí". Chia sẻ đồng nghĩa với lợi ích đồng đều, cũng có nghĩa là ràng buộc lợi ích từ đó nâng cao tỷ lệ thành công khi làm một việc gì đó. Độc chiếm thường tương đương với đơn phương độc mã, một mình một chiến tuyến.

5. Tăng trưởng ổn định và phất lên sau một đêm

Người giàu chờ đợi sự tăng trưởng ổn định, người nghèo lại mong phất lên sau một đêm.

Mong muốn được trở nên giàu không có gì là sai, nhưng nếu sự giàu có đó không đến từ sự tích lũy và nỗ lực trong một thời gian dài thì sớm muộn gì nó cũng biến mất.

6. Lựa chọn và chủ nghĩa cơ hội

Người giàu thích đưa ra lựa chọn trong những việc lớn, người nghèo thích chủ nghĩa cơ hội ở những việc nhỏ.

Đây có thể được xem là bản nâng cấp của "mạo hiểm và an toàn". Người giàu tập trung tài nguyên và trí tuệ để nắm lấy ưu thế, sau khi đã lựa chọn thì sẽ ít thay đổi, lấy thời gian đổi không gian; người nghèo trốn tránh sự lựa chọn, thích chờ đợi cơ hội từ những việc nhỏ nhặt, đồng thời thiếu đi mất sự kiên nhẫn, khó chờ được tới khi kết quả xuất hiện.

Người nghèo thích miễn phí, người giàu không ngại trả phí: Tư duy khác biệt, đừng hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu lên còn người nghèo cả đời phải chịu cuộc sống khó khăn - Ảnh 3.

Vậy làm sao để có thể nắm bắt và điều khiển được cuộc sống của bản thân?

Đầu tiên, điều tôi muốn nhấn mạnh đó là lặp lại quá trình ban đầu sẽ chỉ đem lại kết quả y như cũ, đây cũng là lý do vì sao nếu cứ tuân theo quy tắc thì sẽ chẳng thể thành công. Ta và họ cùng làm một chuyện, cùng học một trường, cùng có tấm bằng tốt nghiệp, vậy ta dựa vào đâu để giỏi hơn họ?

Dựa vào việc bạn cần phải hiểu rõ chính mình!

Một lần nữa đi định nghĩa lại cuộc sống lý tưởng của bản thân: cần phải thừa nhận rằng chúng ta luôn có năng lực lựa chọn, chỉ là chúng ta lại lựa chọn sự tầm thường, hãy suy nghĩ thật rõ ràng, trạng thái cuộc sống mà chúng ta không muốn là gì, phương thức sống lý tưởng nhất là gì. Rõ ràng được 2 điểm này rồi thì bạn mới có thể đi vào hiện thực hóa một cách cụ thể.

Khi chúng ta đã rõ được trạng thái cuộc sống lý tưởng, xác định được mục tiêu rõ ràng, thì hãy làm theo những bước dưới đây:

1. Tự đánh thức bản thân

Một lần nữa tự nhìn lại cuộc sống và giá trị quan của bản thân, tìm ra vấn đề mà bạn đang phải đối mặt.

2. Nâng cấp nhận thức

Tìm ra một "chương trình" thích hợp có thể giải quyết được vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, nghĩ mọi cách để có thể tải về chương trình này, và cài đặt vào trong hệ thống thao tác của bạn.

Tôi từng cho rằng có rất nhiều việc mình không thể khống chế được, cho tới sau này, tôi phát hiện ra rằng những vấn đề đó đều có cách giải quyết. Đặc biệt, ở thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, căn bản không thiếu đáp án cho bạn, vấn đề ở chỗ bạn có tin tưởng và nghiêm túc đi tìm kiếm chúng hay không.

Người nghèo thích miễn phí, người giàu không ngại trả phí: Tư duy khác biệt, đừng hỏi vì sao người giàu ngày càng giàu lên còn người nghèo cả đời phải chịu cuộc sống khó khăn - Ảnh 4.

3. Dồn hết sức luyện tập

Khi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, chúng ta phải học cách chạy đúng theo quy trình và thực hành lặp đi lặp lại cho đến khi nó được "nội bộ hóa", tức là để chúng trở thành thói quen của mình.

Khi bắt đầu một thói quen mới, cơ thể chắc chắn sẽ có phản ứng từ chối. Điều quan trọng nhất vào lúc này là tiếp tục luyện tập. Đừng để suy nghĩ của bạn can thiệp vào quá trình này, bởi vì trước đó bạn chưa làm được nên suy nghĩ chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định. Nếu vào những lúc như vậy, bạn cứ cố gắng can thiệp vào chương trình mới, vậy thì chương trình rất dễ bị cài đặt thất bại. Điều quan trọng nhất trông quá trình cài đặt chẳng phải là thời gian và sự nhẫn nại ư?

4. Hoàn thành "nội bộ hóa"

Hoàn thành nâng cấp hệ điều hành.

Trong quá trình trên, điều khó khăn nhất là trong suốt mấy chục năm vận hành, não chúng ta đã cài không biết bao nhiêu chương trình khác nhau, những mô thức suy nghĩ thâm căn cố đế luôn không ngừng cản trở quá trình chúng ta "cài đặt" nhưng thứ mới mẻ khác.

Điều quan trọng là đừng tự giới hạn bản thân, dùng tâm thế bao dung, cởi mở để tiếp nhận cái mới, đồng thời tiếp nhận thành công.


Như Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/nguoi-ngheo-thich-mien-phi-nguoi-giau-khong-ngai-tra-phi-tu-duy-khac-biet-dung-hoi-vi-sao-nguoi-giau-ngay-cang-giau-len-con-nguoi-ngheo-ca-doi-phai-chiu-cuoc-song-kho-khan-a92575.html