Khoa học chứng minh: 30 tuổi chúng ta vẫn chỉ là “kẻ vô dụng” nếu không biết 3 cách tận dụng hết khả năng của não bộ

Chúng ta là kết quả của những gì ta lặp đi lặp lại. Xuất sắc [hay thất bại] không phải là một hành động mà là một thói quen – Will Durant


Chúng ta là kết quả của những gì ta lặp đi lặp lại. Xuất sắc [hay thất bại] không phải là một hành động mà là một thói quen – Will Durant

Gần đây đã có thông tin chính thức rằng, tất cả chúng ta đều chưa thực sự trưởng thành. Đó là lời khẳng định của Giáo sư Peter Jones, một nhà khoa học thần kinh đến từ Đại học Cambridge, Anh Quốc, tế bào thần kinh của con người vẫn tiếp tục phát triển và tạo ra các kết nối mới. Quá trình này thậm chí kéo dài đến sau tuổi 30 và ảnh hưởng lên hành vi của chúng ta.

Vốn có rất nhiều diễn biến xảy ra trong cuộc đời mình, mà chúng ta thường chỉ biết nhận thức một cách mông lung và mơ hồ rằng “Ah chắc mình thích thế nên mới làm thế”, “Mình đúng là lười biếng và không có chút động lực phấn đấu nào?”, “Tại sao mình luôn cảm thấy không ai yêu thương mình?”, “Tại sao mình không thể làm sếp được, mình có khả năng ấy không?”. 

Hay tôi vẫn nhớ đến cái ví dụ thân thuộc thế này, hôm nay bạn ăn kẹo cao su, vì không thấy thùng rác đâu nên bạn nghĩ “thôi nhổ tạm ra đường”. Khi ấy bạn là “chủ”, cái thân thể hành động nhổ đó là “tớ”. Sau mười năm bạn biến hành động, ăn kẹo cao su nhổ ra đường trở thành thói quen, thì lúc đó hành động nhổ ấy là “chủ”, mà ý thức và con người, thân thể bạn chỉ là công cụ để “nó” thực hiện hành vi vô thức ấy thôi.

Khoa học chứng minh: 30 tuổi chúng ta vẫn chỉ là “kẻ vô dụng” nếu không biết 3 cách tận dụng hết khả năng của não bộ - Ảnh 1.

Tất cả những điều đó, chúng ta đều không hề biết rằng ngầm ẩn đằng sau mỗi hành động, mỗi suy nghĩ chi phối chúng ta dù nhỏ nhất đó, là cả một hệ thống vận hành của các tế bào thần kinh, và cả một chuỗi tâm sinh lý đã ăn sâu vào não bộ khiến chúng ta rất khó để vượt lên chính mình.

Hoặc bạn có thể tạm hình dung thế này. Giả sử chúng ta có những tổn thương từ quá khứ. Những tổn thương hay nỗi sợ đó được hình thành trong tuổi thơ và quá trình bạn trưởng thành. Bạn nghĩ một người đến với bạn vì duyên số? Không! Bộ não của bạn “tìm kiếm” người có những nguyên mẫu (pattern) tổn thương tương đồng. Bạn vô thức tìm kiếm những điều giúp bạn bù đắp những thiếu hụt trong quá khứ, vô thức thu hút những tình huống gần giống những tình huống dở dang, thất bại trong quá khứ với hy vọng được hoàn thành. Vì thế người đồng cảm với bạn là người có cùng nỗi đau với bạn. Cái này là khoa học phân tích tâm lý nhận thức vậy!

Nhưng cũng có một thực tế khác mà bạn không biết rằng, bạn có thể định hình và nhào nặn bộ não của mình thành những gì mà bạn muốn trở thành, vì bộ não của bạn vốn được sinh ra để học hỏi và phát triển. Nhưng nếu bạn không tận dụng nó cho đúng, thì nó sẽ luôn là bộ não của những gì bạn từng trải qua trong quá khứ, nó cứ lặp đi lặp lại một cách trì trệ như vậy.

Vậy câu hỏi là làm thế nào để xây dựng mạch não mới, giúp ta thúc đẩy cuộc sống của chính mình, vượt lên trên nó và thành công hơn.

1.Vùng vỏ não trước quyết định sự chú tâm

Các thói quen là những hành vi xảy ra thường xuyên, trở nên tự động và quen thuộc, đến mức khó nhận ra. Do đó, để thay đổi thói quen, cần có nhận thức rõ ràng về chúng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh và Đại học Carnegie Mellon nhận thấy khi con người chuẩn bị về mặt tinh thần cho một nhiệm vụ nào đó, phần vỏ não trước được kích thích. Đây là phần não thực hiện các chức năng điều khiển hành động. Và nếu không có sự chuẩn bị vỏ não trước trán sẽ không được kích hoạt. Quá trình kích hoạt này giúp chúng ta có năng lượng và cơ chế thúc đẩy trong thân thể giúp ta thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.

Nói một cách gần gũi thì giả sử đã 27 tuổi, bạn vẫn đang mải an phận với cuộc sống của một nhân viên bình thường, thấy lương tháng nhận được 7-10 triệu là sống đủ rồi. Thì rất có thể 5 năm, 10 năm nữa bạn sẽ chẳng thay đổi gì mấy, lương thêm được 1-2 triệu, kĩ năng vẫn thế, đời sống nội tâm và vật chất chẳng có gì thay đổi, thậm chí là héo mòn hơn.

Vậy hãy cho mình thử một cơ hội để nghĩ đến chuyện lên làm trưởng phòng. Và vì cơ chế của não bộ của chúng ta thường bám vào những con đường cũ mà chúng ta gọi là “thói quen”. Về bản chất bộ não của bạn không muốn tự thay đổi và nó sẽ chống lại sự thay đổi với mọi thứ nó có.

Cho nên khi bạn thử đặt ra ý nghĩ “làm trưởng phòng”, mà trong bạn nảy sinh những suy nghĩ cản trở khác như “Ui thế này được rồi, mình cũng chẳng cần làm sếp. Mình không thể, bao nhiêu người giỏi, mình thì chẳng có gì nổi bật...” thì cũng đừng sợ hãi. Cứ dành cho bản thân mình một thời gian để “chuẩn bị” tái tạo bộ não.

Hãy đọc thử một số cuốn sách về lãnh đạo chẳng hạn, thì hiểu xem để lên được vị trí ấy thì người ta cần những gì. Chỉ cần chuẩn bị thôi, chưa cần đặt mục tiêu gì ghê gớm cả. Não bạn, cách bạn nhận thức về cuộc đời, sự tự tin, tự chủ trong mình sẽ dần dần thay đổi và cho bạn sức mạnh để làm việc đó.

2.Sức mạnh của việc diễn tập tâm trí

Khoảng thời gian lái xe đi làm tôi sẽ dùng để suy nghĩ về những cuộc chạm trán có thể xảy ra trong ngày. Cũng có khi trên đường lái xe đến điểm hẹn dùng bữa sáng với một đồng nghiệp vừa mới làm hỏng việc, tôi soạn ra một kịch bản trong đầu gồm những câu tôi sẽ hỏi và lắng nghe người kia phản hồi nhằm đảm bảo mình hiểu rõ tình hình trước khi bắt đầu giải quyết trục trặc. Đoán rằng tôi sẽ mất kiên nhẫn, vậy nên tôi nhẩm tính trong đầu về việc cần kiềm chế cảm xúc, tránh nổi nóng ra sao...

Khoa học chứng minh: 30 tuổi chúng ta vẫn chỉ là “kẻ vô dụng” nếu không biết 3 cách tận dụng hết khả năng của não bộ - Ảnh 2.

Việc thường xuyên tạo lập thói quen diễn tập trong đầu có thể hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phát triển não bộ về thần kinh và các kĩ năng bề mặt.

Từng có trường hợp một vận động viên nhảy cầu Laura Wilkinson chuẩn bị tham dự thế vận hội năm 2000 thì bị gãy xương ba ngón chân, dù không thể bơi dưới nước nhưng thay vì bỏ cuộc thì mỗi ngày cô ấy ngồi hàng giờ trên bục tưởng tượng thật chi tiết về từng cú nhảy. Kết quả bất ngờ là khi thi Wilkinson đã giành được huy chương vàng cho hạng mục nhảy cầu mười mét.

Nhờ vào sức mạnh của việc diễn tập bằng tinh thần, chính vì lẽ đó, trong chính đời sống thường ngày ta có thể nói rằng, thành công của mỗi người tùy thuộc vào khả năng chúng ta hình dung rõ ràng chi tiết bức tranh về thành tựu mà mình sẽ đạt được, mong muốn đạt được, và liên tục tập trung suy nghĩ vào đó.

Các nghiên cứu về não bộ cũng cho thấy khi hình dung điều gì đó với chi tiết sinh động thì ta có thể kích thích nhiều tế bào não cùng tham gia hoạt động. Điều đó đề xuất một giải pháp giúp bạn vơi đi nỗi lo lắng, bạn sẽ cảm thấy ít lúng túng hơn, làm chủ hơn.

Khi đã quen với việc áp dụng diễn tập trong tâm trí thì những kết nối thần kinh trong não bộ sẽ được kích thích để tạo ra sự thay đổi.

3.Rèn luyện có chủ ý – cách thức chúng ta xây dựng mạch não mới

 

Rèn luyện chủ ý là hành động tập trung có ý thức vào phần cần cải thiện. Bằng cách tập trung vào một hành động cụ thể và lặp đi lặp lại nhiều lần hành động đó, bạn đang nói với bộ não của mình rằng, bạn cần nó thực hiện theo một cách nhất định trong trường hợp nhất định. Bộ não sẽ thích nghi với tình huống đó và làm cho nó dễ dàng hơn vào lần thực hiện sau.

Đó là lý do vì sao “có công mài sắt có ngày nên kim (Perfect pratice makes perfect).

Điều mà trái ngược với cách nhiều người luyện bất kì thứ gì: mất tập trung và nửa vời thì sẽ không thể nào hiệu quả và còn mất thời gian, gây nhụt chí.

Nếu bạn muốn học photoshop tốt hơn, hãy tập trung vào việc dùng photoshop trong thời gian cố định chăm chú mà không để bị phân tâm. Khi thực hiện, bạn hãy để ý điểm tốt lẫn chưa tốt, để có thể điều chỉnh cho lần tiếp theo.

Một cảnh báo nhỏ những điều này ban đầu có thể không vui đâu, vì tất cả những điều này sẽ đưa bạn tới bờ vực giới hạn tinh thần của bạn và bắt chúng phải mở rộng ra, nhưng bạn sẽ thật sự thay đổi bộ não của mình về mặt lý tính.

Đây chính là bí mật hiệu suất của các vận động viên siêu sao, những người đi đầu trong công việc, và bất cứ ai đã đạt được trình độ chuyên môn cao mà tất cả các sếp đều mong muốn có được người đó.

Nó cần thời gian. Cần thời gian để bộ não và cơ thể của bạn thích nghi với hệ thống “bình thường mới”. Đây là điều không dễ dàng. Nếu dễ thì tất cả chúng ta đang sống một cuộc đời vô cùng tốt đẹp. Đáng tiếc đó chẳng phải sự thật, vẫn rất nhiều người trong chúng ta đang tự biến mình thành những “kẻ vô dụng” theo năm tháng.

4.Kết

 

Trên hết tất cả những điều này nó chỉ là một phần nhờ nằm trong Năng lực trí tuệ cảm xúc (EI – sự tự chủ, hay khả năng tạo dựng mối quan hệ) nó là điều hoàn toàn khác với chỉ số thông minh (IQ) mà chúng ta vẫn biết.

Theo kinh nghiệm và những nghiên cứu Năng lực nhận thức thuần túy và Năng lực chuyên môn rất cần thiết đối với nhà quản lý, nhưng thực tế Trí tuệ cảm xúc đóng góp 80-90% trong việc tạo dựng các năng lực lãnh đạo, chúng giúp chúng ta tối đa hóa công việc và giúp ta phân định ra những nhà lãnh đạo xuất chúng.

*Bài viết được lược trích từ cuốn sách “Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc” theo quan điểm của các tác giả Daniel Goleman, Richard Boyatzis, Annie Mckee nằm trong bộ sách “Harvard Business Review Press”.


Sâu Búc

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/khoa-hoc-chung-minh-30-tuoi-chung-ta-van-chi-la-ke-vo-dung-neu-khong-biet-3-cach-tan-dung-het-kha-nang-cua-nao-bo-a93032.html