Đây là cách ông Nguyễn Đức Tài áp dụng chiêu khích tướng của Steve Jobs chiêu mộ nhân tài để gây dựng Thế giới di động

Ông Tài đã học Steve Jobs ở 3 kỹ năng: 1.Tìm đúng đối tượng 2. Đưa ra lời đề nghị có lợi cho đôi bên 3. Kỹ năng thương thuyết.


Ông Tài đã học Steve Jobs ở 3 kỹ năng: 1.Tìm đúng đối tượng 2. Đưa ra lời đề nghị có lợi cho đôi bên 3. Kỹ năng thương thuyết.

Chuyện của Steve Jobs năm 1982

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1982 khi Steve Jobs chiêu mộ John Sculley về làm CEO cho Apple. Thời điểm này Sculley đang có sự nghiệp ổn định tại vị trí CEO PepsiCo với 10 năm gây dựng. Steve tin rằng công ty lúc đó cần phải hiểu rõ và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nếu muốn thay đổi thế giới. Nhiều người cho rằng không có lý do gì để John Sculley bỏ chiếc ghế chủ tịch Pepsi Co để "nhập bọn" cùng các tay lập trình viên trẻ tuổi ở bờ Tây.

Nhưng ai cũng biết Steve đã hỏi một câu mà khiến John Sculley nhận ra đây chính là cơ hội lớn nhất đời mình để học và nâng mình lên tầm cao mới: "Ông muốn suốt đời đi bán nước đường hay đi cùng tôi và thay đổi cả thế giới".

Nhiệm vụ đầu tiên của vị CEO này khi về làm cho Apple là duy trì và phát triển dòng máy đang lỗi thời Apple II, quảng bá và đem lại lợi nhuận cho công ty, hỗ trợ Steve trong sáng tạo và cho ra đời dòng sản phẩm Macintosh. Lúc đó, chủ tịch đương nhiệm của Apple, ông Mike Markkula muốn kết hợp sự chuyên nghiệp, cùng kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp nhiều năm của John Sculley để bổ sung cho sự sáng tạo của Steve, vì ông biết Steve khong phải là một nhà quản lý sự vụ hàng ngày được.

Trong 3 năm đầu, John Sculley và Steve Jobs đã trở thành bạn thân của nhau, được coi là "cặp đôi năng động" và thậm chí còn được lên trang bìa tờ BusinessWeek nổi tiếng vào năm 1983. Năm 1984, Apple đạt được mức doanh số nhảy vọt, hơn 1,5 tỷ USD (tăng 55% so với năm 1983).

Steve Jobs tuyển được một người tài giỏi để cùng mình thay đổi thế giới không chỉ nhờ tài năng thương thuyết mà còn nhờ 3 kỹ năng sau: 1. Tìm đúng đối tượng 2. Đưa ra lời đề nghị có lợi cho đôi bên 3. Kỹ năng thương thuyết.

Đây là cách ông Nguyễn Đức Tài áp dụng chiêu khích tướng của Steve Jobs chiêu mộ nhân tài để gây dựng Thế giới di động - Ảnh 1.

Chuyện của Thế giới di động những năm 2000s

Quay trở lại Việt Nam, năm 2004 có một công ty chuyên về kinh doanh điện thoại ra đời với 3 cửa hàng nhỏ nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, Cách mạng tháng Tám tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời ra mắt website www.thegioimobi.com. Hơn nửa năm sau, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu www.thegioididong.com khác biệt về quy mô so với các mô hình cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ khác lúc bấy giờ.

Tính tới thời điểm này, TGDĐ là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 2200 cửa hàng trên toàn quốc. Thế giới di động hiện vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, MWG đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ Bigphone tại Campuchia. Với doanh thu hơn 87.000 tỷ đồng, đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam năm 2018 theo đánh giá của VNR.

Thế nhưng ít người biết về những người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng thành lập Thế giới di động bắt nguồn từ trăn trở "không lẽ làm thuê suốt đời" vào đầu những năm 2000. Tại thời điểm này ông Nguyễn Đức Tài hiện đảm nhận vị trí Trưởng phòng của hãng di động Sfone vốn là mạng điện thoại đầu tiên do tư nhân thực hiện.

Đây là cách ông Nguyễn Đức Tài áp dụng chiêu khích tướng của Steve Jobs chiêu mộ nhân tài để gây dựng Thế giới di động - Ảnh 2.

5 người sáng lập Thế giới di động gồm: Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng.

Để chiêu mộ được những nhân tài đầu tiên cùng đồng hành cùng mình, ông Nguyễn Đức Tài cũng áp dụng chiêu khích tướng tương tự cách Steve Jobs đã làm. Chủ tịch Thế giới di động từng kể câu chuyện "dụ" một trong 5 người sáng lập đầu tiên cách đây khá lâu. Nhân vật này vốn đang làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản và ông Tài phải mất 6 tháng để thuyết phục về Thế giới di động.

"Anh có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất anh tiếp tục ngồi làm thuê cho Nhật. Bây giờ anh tính mỗi năm tăng lương 20% anh cộng lại hết trong 3 năm. Thu nhập anh bao nhiêu cho tôi con số đó. Tôi cam kết với anh một cái duy nhất thôi, nếu cuộc chơi này thất bại, anh em mình trắng tay, anh em mình đi bụi đời. Còn nếu cuộc chơi này thành công thì tôi bảo đảm với anh tương lai huy hoàng và con số anh cộng lại ngày hôm nay nếu tiếp tục đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng", ông Tài nhớ lại.

Nhân vật được ông Tài nhắc đến là ông Trần Huy Thanh Tùng vốn tốt nghiệp cử nhân kinh tế làm kế toán trưởng công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam từ 1997-2004. Cho đến năm 2004 gia nhập Thế giới di động vị trí giám đốc tài chính. Hiện ông Tùng là thành viên HĐQT, Trưởng BKS của Thế giới di động. Bản thân ông Tùng và vợ hiện sở hữu lượng cổ phiếu MWG có giá trị khoảng 660 tỷ đồng, công ty TNHH Đầu tư tư vấn Trần Huy sở hữu lượng cổ phiếu giá trị khoảng 926 tỷ đồng.

Một nhân vật khác là Đinh Anh Huân. Trong buổi gặp gỡ báo chí gần đây ông Huân cũng cho biết số tiền thu được từ bán cổ phiếu đã giúp  thực hiện được những mơ ước lớn, những điều làm ông hạnh phúc. Ngoài ra, nếu tính về giá trị ông Huân cho rằng Seedcom hiện lớn hơn số cổ phiếu đã bán năm xưa.

Chủ tịch Seedcom cũng cho biết quãng thời gian làm việc tại Thế giới di động đã mang lại cho mình nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm để tiếp bước với Seedcom. Tuy vậy, cách làm với Seedcom bây giờ khác nhiều thời còn làm ở Thế giới di động vì có quá nhiều lĩnh vực mới như Logistic, Software, thời trang, café, phân phối thực phẩm, nông nghiệp...


Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/day-la-cach-ong-nguyen-duc-tai-ap-dung-chieu-khich-tuong-cua-steve-jobs-chieu-mo-nhan-tai-de-gay-dung-the-gioi-di-dong-a93957.html