Mối lương duyên kỳ lạ của Đức Phật và sai lầm cơ bản trong hôn nhân từ quan điểm của Ngài

Trước khi được giác ngộ và trở thành Phật, Thái tử Siddhartha Gautama cũng là một người đàn ông bình thường và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc như bao người khác.


Trước khi được giác ngộ và trở thành Phật, Thái tử Siddhartha Gautama cũng là một người đàn ông bình thường và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc như bao người khác.

Cuộc hôn nhân định mệnh

Thái tử Siddhartha là con của Vua Suddhodana và Hoàng hậu Maya của mảnh đất ngày nay thuộc Nepal, sống vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 TCN.

Đến năm chàng tròn 16 tuổi, cha mẹ Thái tử thấy rằng đã đến lúc con mình phải thành gia lập thất. Vậy là một buổi lễ trang trọng được tiến hành với các nàng công chúa xinh đẹp nhất từ khắp nơi trên đất nước được tập hợp lại để Thái tử Siddhartha lựa chọn.

 Mối lương duyên kỳ lạ của Đức Phật và sai lầm cơ bản trong hôn nhân từ quan điểm của Ngài - Ảnh 1.

Thái tử Siddhartha đã phải trải qua một cuộc tỉ thí với vô số các thí sinh khác mới có thể cưới được người vợ yêu của mình. (Tranh minh họa: Internet)

 

Thế nhưng, Thái tử lại chẳng vừa mắt bất kỳ ai. Chàng chỉ tặng quà cho họ rồi khéo léo từ chối tất cả.

Giữa lúc gần như hy vọng đã tắt, thì Công chúa Yashodhara, em họ của Thái tử, con gái của Vua Suppabuddha và dì của Thái tử, chạy vào và hỏi có còn món quà nào dành cho nàng không.

Đúng lúc ấy, Thái tử Siddhartha đứng lên khỏi ngai vàng, lấy sợi dây chuyển ngọc trai nhẹ nhàng đeo vào cổ Công chúa và chính thức chọn Công chúa Yashodhara làm cô dâu của mình.

Đây đúng là một mối lương duyên đặc biệt và người ta càng bất ngờ hơn khi biết Công chúa và Thái tử sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.

Ban đầu, Vua Suppabuddha phản đối cuộc hôn nhân này vì sau khi Thái tử sinh ra, đã có lời tiên đoán sau này Thái tử sẽ rời hoàng cung và trở thành một nhà sư. Với tính cách dịu dàng và giàu lòng trắc ẩn, Thái tử không phải là một chiến binh giỏi và sẽ không phù hợp với con gái ông.

Tuy nhiên, Công chúa nhất quyết sẽ không lấy ai khác ngoài Thái tử. Chính vì vậy, Vua Suppabuddha đành phải đưa ra thử thách để chọn con rể.

Để thử thách Thái tử, Vua Suppabuddha yêu cầu Thái tử phải tham gia 3 bộ môn là bắn cung, cưỡi ngựa và đấu kiếm cùng với vô số các thí sinh trên khắp đất nước, nếu thắng thì mới được cưới Công chúa Yashodhara.

Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, Thái tử Siddhartha đã chứng tỏ được khả năng tuyệt vời của mình và được thành hôn cùng công chúa.

Hai người có với nhau một người con trai tên là Rahula. Nhưng sau khi được chứng kiến cuộc sống khổ sở của dân chúng bên ngoài, Thái tử Siddhartha đã quyết định rời đi, trở thành một nhà sư để cứu giúp họ.

Sau khi ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề, Thái tử Siddhartha đã được giác ngộ và trở thành Đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm, còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau này, Công chúa Yashodhara cùng con trai Rahula cũng đi theo và trở thành Phật tử của Người.

Nhân duyên kiếp này chính là do kiếp trước định đoạt

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, rằng nếu số kiếp của Thái tử Siddhartha Gautama là trở thành một nhà sư, cuối cùng trở thành Phật để cứu độ chúng sinh, thì tại sao ngài lại thành hôn?

Hóa ra, mối lương duyên của 2 người đã có từ kiếp trước, vào thời đại của Phật Dipankara, còn gọi là Đức Phật Nhiên Đăng.

 Mối lương duyên kỳ lạ của Đức Phật và sai lầm cơ bản trong hôn nhân từ quan điểm của Ngài - Ảnh 2.

Hôn lễ giữa Thái tử Yashodhara và Công chúa Yashodhara. (Tranh minh họa: Internet)

 

Khi đó, Thái tử sinh ra là một tu sĩ có tên là Bodhisatta Sumedha (Thiện Tuệ). Còn Yashodhara khi đó là một tiểu thư quyền quý tên là Sumitta.

Một ngày kia, Sumedha định đi mua hoa để dâng lên Đức Phật Nhiên Đăng thì nhận ra nhà vua đã mua hết toàn bộ số hoa của kinh thành Paduma. Đúng lúc đó, Sumedha nhìn thấy Sumitta cầm 8 bông sen trong tay nên nhỏ ý muốn mua một bông.

Sumitta nhìn Sumedha và nói sẽ cho anh 5 bông nếu hứa kiếp sau họ sẽ là vợ chồng của nhau.

Khi nghe được lời tiên tri rằng Sumedha sẽ trở thành Phật dưới cái tên là Cồ Đàm ở tương lai, nàng đã cắt tóc và nguyện trở thành Phật tử, hỗ trợ Ngài trên con đường trở thành Phật.

Chính khát khao mạnh mẽ cùng những việc tốt mà nàng đã làm trong một thời gian dài đã giúp nàng được đầu thai, trở thành vợ của Thái tử trong kiếp sau.

Quan điểm của Đức Phật về hôn nhân

Là người đã từng yêu, kết hôn và có con, hơn ai hết, Đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm hiểu rất rõ về đời sống hôn nhân.

Sinh thời, Đức Phật chưa bao giờ ủng hộ hay chống lại hôn nhân. Thay vào đó, Ngài đã chỉ ra những khó khăn sẽ nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng, để muốn các Phật tử biết được mà chuẩn bị cho chính mình và người bạn đời.

 Mối lương duyên kỳ lạ của Đức Phật và sai lầm cơ bản trong hôn nhân từ quan điểm của Ngài - Ảnh 3.

Đức Phật cho rằng hôn nhân thường xuất phát từ việc người chồng không hài lòng với vợ mình, từ đó nhòm ngó vợ của kẻ khác, hay đi lại với gái bán hoa. (Tranh minh họa: Internet)

 

Trong cuốn Kinh Suy đồi (Parabhava Sutta), Ngài cho rằng, hôn nhân thường xuất phát từ việc người chồng không hài lòng với vợ mình, từ đó nhòm ngó vợ của kẻ khác, hay đi lại với gái bán hoa, là cội rễ gây nên sự suy đồi và sa sút của mỗi một người đàn ông, là bước đầu tiên phá nát một gia đình và tương lai con trẻ.

Đạo Phật quan niệm hôn nhân là chuyện riêng của mỗi người, không phải một nghĩa vụ tôn giáo. Không có điều luật nào của Đạo Phật quy định con người phải kết hôn hay không được kết hôn. Họ cũng không cần phải sinh con hay giới hạn số con cái mình sinh ra.

Sở dĩ các nhà sư không kết hôn, không phải vì họ bị ép như thế, mà vì một khi họ đã chọn lựa việc phụng sự chúng sinh, thì việc độc thân, không phải chăm lo cho gia đình, con cái sẽ giúp họ tập trung thời gian và sức lực một cách tốt nhất.

Vậy làm thế nào để có một cuộc hôn nhân lý tưởng? Để có được nó có khó không? Theo Đức Phật, ta hoàn toàn có thể đạt được điều đó nếu người chồng yêu và tôn trọng vợ bằng cách:

- Lịch sự hòa nhã với vợ.

- Trân trọng vợ.

- Chung thủy với vợ

- Chia sẻ trách nhiệm gia đình với vợ.

- Tặng quà cho vợ.

Còn người vợ cũng có những trách nhiệm và bổn phận của mình, đó là:

- Coi sóc nhà cửa, con cái.

- Thân thiện với người thân và bạn bè của chồng.

- Chung thủy với chồng.

- Quản lý của cải của gia đình.

Dịch từ các báo nước ngoài


Theo Thanh Hương

Trí thức trẻ

Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/moi-luong-duyen-ky-la-cua-duc-phat-va-sai-lam-co-ban-trong-hon-nhan-tu-quan-diem-cua-ngai-a93981.html