Nguyên nhân ở đây là: sản xuất đá phiến gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và mâu thuẫn thương mại ngày càng sâu sắc.
Sau 1 nửa thập kỷ toàn ngành dầu mỏ hạ mức chi tiêu cho những dự án mới, tăng trưởng sản lượng dầu thế giới được dự đoán là sẽ chậm lại trong khi nhu cầu bị đẩy lên cao do thị trường nhiên liệu vận chuyển "rung lắc". Nhiều chuyên gia thị trường dự đoán rằng nếu dầu quay trở lại mức giá 100 USD/thùng thì đó sẽ là năm 2020.
Đà tăng đang mờ nhạt dần. Đánh giá chính thức đầu tiên về năm 2020 được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát đi vào hôm thứ Sáu. Tuy nhiên, những dự đoán đầu tiên của các chuyên gia và nhà đầu tư về cân bằng cung cầu cho thấy tình trạng thặng dư kéo dài, chứ không phải tăng giá do thâm hụt. Nguyên nhân ở đây là: sản xuất đá phiến gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và mâu thuẫn thương mại ngày càng sâu sắc.
"Mức cân bằng của năm 2020 là rất đáng lo ngại và nhu cầu giảm sút như chúng tôi dự đoán sẽ khiến giá dầu rơi vào tình trạng tiêu cực", Roger Diwan, một chuyên gia OPEC tại IHS Markit.
Các nhà tư vấn và nhà đầu tư dầu mỏ cho biết trạng thái cân bằng là tốt nhất cho thị trường. Tuy nhiên nhiều dự báo cho thấy nguồn cung sẽ vượt quá mức tiêu thụ, có thể là ở biên độ rất lớn. Thị trường dầu mỏ, thể hiện những đặc điểm điển hình của một thị trường chứng khoán, đã bắt đầu phát đi tín hiệu tiềm năng về thặng dư vào năm 2020. Dù thị trường hàng hoá vốn đang ở trong tình trạng được kiểm soát chặt cho khủng hoảng ô nhiễm từ Nga và lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, Venezuela, giá dầu vẫn giảm xuống mức dưới 60 USD vào tuần trước, giảm hơn 20% từ mức cao trên 75 USD vào cuối tháng 4.
Amirita Sen, nhà phân tích về dầu mỏ tại Energy Aspects, cho biết: "Thị trường đang băn khoăn tại sao chỉ phải quan tâm về lợi nhuận trong vòng 3 tháng, trong khi thương lai lại có vẻ ảm đạm."
Khả năng giá dầu sụt giảm vào năm tới sẽ là một vấn đề với liên minh OPEC+, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út và Nga. Nếu dự báo về năm 2020 là đúng, thì nhóm này có thể phải giữ nguyên sản lượng bị cắt giảm lâu hơn dự kiến ban đầu, nhằm ngăn chặn sự gia tăng của dự trữ dầu trên toàn cầu. OPEC+ sẽ họp trong vài tuần tới tại Vienna để thảo luận về chính sách sản lượng trong nửa cuối năm 2019.
Dẫu vậy, diễn biến khởi sắc cũng không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích. Sự thay đổi về quy định nhiên liệu vận chuyển, được gọi là IMO 2020, là gần như chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu diesel, có thể khiến một phần của thị trường xăng dầu vào tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, tăng trưởng nguồn cung, được thúc đẩy bởi một ngành công nghiệp đá phiến sôi nổi của Mỹ, tiếp tục tăng một cách bất ngờ.
Ben van Beurden, ông chủ của Royal Dutch Shell, cho biết hồi tuần trước: "Tính năng động của thị trường đã thay đổi vì đá phiến."
Điều mà cả ý kiến dự đoán về cả thị trường "con gấu" và "con bò" không thể dự đoán được là Tổng thống Trump và những chính sách thất thường của ông, điều gây ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đầu tháng này, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6% trong năm tới. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1990 và thấp hơn 1 nửa so với mức cao nhất là 14,2% trong năm 2007.
Những dự đoán đầu tiên về thị trường giá dầu năm 2020 gần như có sự đồng thuận về triển vọng cung vượt cầu - một quan điểm chung của các nhà giao dịch hàng hoá lớn. Thặng dư là cụm từ đáng chú ý hơn, bởi không ai dự đoán về sự phục hồi của sản lượng ở Iran và Venezuela. Năm ngoái, sản lượng của cả 2 nước này đã giảm khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày.
S&P Global Platts đã dự đoán thặng dư của năm 2020 là khoảng 400.000 thùng/ngày, trong một báo cáo gửi khách hàng vào tháng 5. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), bộ phận thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ, nhận thấy con số này sẽ vượt quá mức 100.000 thùng/ngày. Energy Aspects dự đoán về lượng dự trữ lớn, là 500.000 thùng/ngày. IHS Markit dự kiến tổng thặng dư năm tới sẽ đạt 800.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, những dự đoán về thặng dư đang che lấp sự chênh lệch đáng kể trong thị trường xăng dầu, hầu hết các chuyên gia dự đoán rằng lượng dầu tinh chế sẽ lớn hơn dầu thô. Dù IEA chưa công bố về dự đoán chi tiết cho năm 2020, nhưng cơ quan này đã đưa ra dự đoán sơ bộ về triển vọng 5 năm từ 2019 đến 2024. Trong bản báo cáo này, dự báo nhu cầu dầu của năm tiếp theo đạt 102 triệu thùng/ngày và sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC và các nước OPEC đạt 71,9 triệu thùng/ngày. Điều đó sẽ giúp chênh lệch dầu thô OPEC chỉ là 30,1 triệu, gần bằng sản lượng hiện tại của các nước ngoài OPEC.
Kể từ khi công bố bản báo cáo, IEA đã nâng quan điểm về nguồn cung của các nước ngoài OPEC cho năm 2019 và hạ dự báo nhu cầu, cho thấy nếu các nước này tiếp tục sản xuất ở mức hiện tại thì cung sẽ vượt cầu vào năm 2020.
theo Bloomberg
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/2020-se-chung-kien-su-chao-dao-cua-thi-truong-dau-mo-a95262.html