Đối mặt với thế giới bằng một tâm thái yếu đuối, vậy thì làm sao để thế giới có thể nhìn thấy bạn? Thay vì mang hy vọng gửi gắm vào người khác, tốt hơn là hãy giữ lại khả năng cho chính mình
M. là một người anh em hồi đại học của tôi.
Nhóm sinh viên từng chơi điện tử mỗi ngày với nhau khi đó giờ đều đã bước vào ngưỡng tuổi trung niên.
Đã rất lâu không liên lạc với nhau, bỗng nhiên vài hôm trước M. gửi rất nhiều tin nhắn thoại cho tôi. Tôi rất ngạc nhiên. Phản ứng đầu tiên là không biết có phải gửi nhầm không. Với tính cách của M. thì lần nói nhiều nhất là lần bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Hóa ra M. và bạn gái làm việc ở hai nơi khác nhau, cảm thấy khá bất tiện. Sau đó, được người giới thiệu, nói là có quen A., có thể giúp bạn gái cậu ấy điều chuyển vị trí công tác.
Vậy là sau đó M. liên tục mời A. dùng bữa, tổng cộng 6 lần, trong đó có một lần là A. chủ động gọi M., nhưng kết quả vẫn là cậu ấy trả tiền.
Trong suốt nửa năm, mọi việc vẫn không có tiến triển gì, bỗng dưng một ngày A. nhắn tin nói rằng mình "không làm gì được".
6 bữa cơm, mỗi lần ăn nào có phải là nhà hàng nhỏ, quan trọng là mỗi một lần đều hứa lên hứa xuống, khiến M. cứ chờ và chờ, cuối cùng thành chờ đợi trong vô vọng.
Sau khi nhận được tin nhắn cuối cùng từ A., M. nói rằng cậu ấy ngược lại lại thấy nhẹ nhõm, không được thì không được vậy.
M. chỉ là một nhân viên bình thường, A. là nhân vật ở tầng lớp trên, muốn dựa vào mấy "bữa cơm" để nói chuyện với đối phương, chỉ sợ không đơn giản được như vậy.
Khi học đại học, một cốc bia, một đĩa lạc rang, quả thực có thể trở thành huynh đệ; còn người trung niên, nếu chỉ dựa vào bữa ăn, khác gì lấy băng cát sét ra đọ với điện thoại di động, người ta điện thoại di động vốn dĩ còn chẳng thèm liếc mắt đến thứ đồ cổ mấy chục năm trước kia.
Nếu bạn muốn người khác coi trọng, bạn phải cần có đủ "vốn".
Quy luật này đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng một số người lại chỉ coi lịch sử là một câu chuyện cũ.
Hàng trăm năm sau, hãy cùng nhìn lại cái gọi là "xã giao". Ngoại trừ tình thân, những người sẵn sàng bỏ ra vì chúng ta mà không cần bất cứ hồi đáp nào thì những cái gọi là giao tình khác sẽ rất hiếm khi chỉ có sự bỏ ra từ một phía.
Trong hầu hết các trường hợp, hai người cần có đủ khả năng "trao đổi ngang bằng" thì mối "xã giao" mới có khả năng đơm hoa kết quả.
Ở gần khu phố tôi ở có một khu chợ rau nhỏ.
Năm ngoái, có một người đàn ông trung niên bế một cô bé 3-4 tuổi đến đó để "xin ăn". Quần áo của hai người họ trông rất nát và bẩn, cô bé thì luôn ngủ trong vòng tay của người đàn ông trung niên đó.
Trước đây tình huống như vậy không hay xảy ra, vì vậy câu chuyện này rất nhanh đã lan truyền ra khắp cả khu.
Người trung niên đó cầm tờ 5 nghìn đi đến các quầy hàng, nói muốn mua rau. Chủ gian hàng không bán cho, anh ấy đi đến gian hàng tiếp theo. Sau cùng, có một chủ sạp rau cũng có con gái độ tuổi đứa bé gái kia nên thương tình cho người trung niên đó một chút thức ăn về nấu cho đứa bé.
Người trung niên đó không nói lời cảm ơn, bỏ tờ 5 nghìn lại đó rồi chạy đi mất. Chỉ có điều, ngày hôm sau, hôm sau nữa anh ta lại đến.
Chủ gian hàng đã cho người trung niên thức ăn vào ngày đầu tiên chỉ có thể cho anh ta một số rau đã vứt đi, dẫu sao thì ngày nào cũng cho như vậy cũng không thể được.
Qua vài ngày, không thấy hai người họ quay lại nữa, không biết đã đi đâu, mọi chuyện cũng dần đi vào quên lãng.
Chỉ có điều hình ảnh người trung niên cầm mớ rau rồi vứt lại tờ 5 nghìn vẫn cò in trong đầu tôi.
Tất cả các loại tài nguyên trong xã hội, giống như ở chợ rau đó, cái gì cũng có giá riêng của nó, và cái gì, cũng phải có đi có lại.
Dựa vào từ thiện và sự cảm thông chẳng khác nào chặt đứt đường lui.
Trên mạng có câu: Nếu bạn đuổi theo ảo ảnh, đừng quên rằng bản thân có thể đã đi vào sa mạc.
Đi bộ trên sa mạc không phải là điều khủng khiếp nhất, điều khủng khiếp là không có đủ thức ăn và nước uống.
Hành trang của những người trung niên phải đeo trên vai chứ sức nặng của cả một gia đình. Vì vậy, bất kể là về mặt thể chất hay tâm lý, họ cũng đều phải đối mặt với các tiêu chuẩn mà không phải người bình thường nào cũng có thể chịu đựng được.
Khi đã ở cái tuổi này rồi chúng ta phải nhận thức rõ một điều rằng: nịnh nọt và hùa theo không còn là nước cờ đầu để giải quyết vấn đề nữa.
Đối mặt với thế giới bằng một tâm thái yếu đuối, vậy thì làm sao để thế giới có thể nhìn thấy bạn?
Thay vì mang hy vọng gửi gắm vào người khác, tốt hơn là hãy giữ lại khả năng cho chính mình.
Luôn giữ thái độ đúng mực, không tự ti cũng đừng kiêu ngạo, kẻo người khác coi thường mình.
Trong bầy khỉ có quy tắc, chỉ có kẻ mạnh mới có thể nhận được sự công nhận và tôn trọng của tất cả các thành viên.
Xã hội loài người cũng như vậy, những người khác sẽ chỉ tôn trọng bạn khi bạn có một thành tích nổi bật nào đó, mà bỏ qua những vai trò không ai biết đến và thường thường còn lại.
Khả năng, địa vị và tiềm năng của một người sẽ được người khác công nhận và tôn trọng miễn là họ vượt xa những người khác. Nhưng muốn vượt được thì bạn cũng phải nỗ lực bỏ ra và tích lũy nhiều hơn.
Người trung niên không thể được như người trẻ, họ không thể xông pha chiến đấu, chỉ có thể chiến đấu một cách bền bỉ.
Người khác không kiên trì được, người trung niên có thể; người khác không chịu đựng được lâu, người trung niên có thể; người khác bỏ dở giữa chừng, người trung niên chỉ có cách là phải đi hết.
Tinh thần, kinh nghiệm và sức chịu đựng, xã giao của người trung niên vẫn còn rất nhiều kiểu "vốn" có thể dựa vào, thứ duy nhất không thể dựa vào, đó là mấy bữa ăn đơn thuần.
Dù sao thì thức ăn cũng là đi qua ruột, mà phàm là những việc không vào được trong tim thì sẽ chẳng thể thành được.
Ngày hôm sau, M. gọi điện cho tôi.
"Anh, hôm qua em uống nhiều quá."
"Anh biết."
"Chuyện em kể anh đừng để ý nhé"
"Anh biết."
(Im lặng ...)
"Anh biết gì?"
"Anh biết là anh em mình giờ phải ngồi nghĩ cho kỹ xem người trung niên như mình giờ phải sống thế nào."
(Im lặng ...)
"Cứ sống tốt là được, đừng ai hòng ngăn cản được em…"
Trí Thức Trẻ