Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới TikTok vừa công bố lượng tải ứng dụng đạt mốc 1 tỷ người.
Bytedance, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh là đơn vị đứng sau nền tảng video nổi tiếng TikTok. Nền tảng đã thu hút hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, nơi người dùng chia sẻ các video ngắn về việc họ hát nhép, nấu ăn, nhảy múa hoặc chỉ là những thứ ngớ ngẩn.
Tính đến tháng 3, TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong App Store của Apple (AAPL) trong năm quý liên tiếp, theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower. Nó trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ ba trên toàn thế giới trong ba tháng đầu năm nay. Nền tảng video đạt 1 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới vào tháng 2, Sensor Tower cho biết, trong đó gần 100 triệu đến từ Mỹ và 250 triệu đến từ Ấn Độ. Sức hấp dẫn quốc tế của TikTok tạo nên sự khác biệt so với các nền tảng truyền thông xã hội khác của Trung Quốc như WeChat của Tencent (TCEHY), Sina Weibo (WB) và Youku của Alibaba (BABA). Các ứng dụng đã cạnh tranh nhau trong cuộc chiến khốc liệt thu hút người dùng ngoài lãnh thổ. Và với TikTok, Bytedance đã có một thành công toàn cầu. Công ty cho biết họ đã đạt được nhiều lượt tải ứng dụng ở Mỹ hơn so với Facebook, Instagram, Snapchat và YouTube trong cả tháng 9 và tháng 10 năm 2018. Cuối năm ngoái, TikTok có hơn nửa tỷ người trên toàn thế giới sử dụng hàng tháng.
Cơ chế vận hành của nền tảng tỷ người dùng
TikTok sử dụng các công nghệ AI theo nhiều cách khác nhau, từ nhận dạng khuôn mặt cho các bộ lọc cho đến công cụ đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu cho người sử dụng. Trí thông minh nhân tạo cung cấp "năng lượng" cho tất cả các nền tảng nội dung của Bytedance. Bytedance xây dựng các bộ máy thông minh có khả năng hiểu và phân tích văn bản, hình ảnh và video bằng cách sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính. Điều này cho phép Bytedance cung cấp cho người dùng nội dung mà họ thấy thú vị nhất, trao quyền cho người sáng tạo để chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống hàng ngày tới khán giả toàn cầu.
Tất nhiên, số lượng khán giả trung thành và đang phát triển nhanh chóng của TikTok sẽ không biết rằng sự hấp dẫn của ứng dụng này có liên quan đến AI. Nhưng thành công của ứng dụng theo mô hình quen thuộc của Bytedance, đã chứng minh khả năng đáng kinh ngạc để khởi chạy, phát triển và duy trì các dịch vụ khiến người dùng bị cuốn hút.
ByteDance là "thần thánh phương nào"?
Bên cạnh TikTok, ByteDance có hơn một chục ứng dụng trong đó có ứng dụng tin tức tổng hợp Jinri Toutiao, xu hướng nền tảng video Top Buzz và ứng dụng selfie FaceU.
Thành công của ByteDance đã thu hút các nhà đầu tư lớn, bao gồm ông lớn công nghệ SoftBank (SFTBY). Việc bơm tiền từ SoftBank đã khiến định giá ByteDance ở mức 75 tỷ USD vào cuối năm ngoái, đưa công ty này trở thành công ty có giá trị nhất thế giới, đứng trên cả Công ty We, chủ sở hữu của WeWork và công ty thuốc lá điện tử Juul.
Người sáng lập, Zhang Yiming, 35 tuổi, hiếm khi trả lời phỏng vấn và sự hiện diện của công ty trên phương tiện truyền thông phương Tây gần như không có. Nhưng tham vọng toàn cầu của công ty là có thật và cơ hội của nó cũng vậy. Bytedance là công ty Internet đầu tiên của Trung Quốc có lượng người sử dụng từ mọi nơi trên thế giới, điều đó có nghĩa là nó đáng được chú ý một cách nghiêm túc.
Trên trang web của mình, Bytedance tuyên bố là một trong những công ty đi đầu triển khai các sản phẩm di động được hỗ trợ bởi công nghệ máy học đầu tiên. Và Zhang đã nhìn thấy trong đó cơ hội kết hợp sức mạnh của trí tuệ nhân tạo với sự phát triển của internet di động để cách mạng hóa cách mọi người tiêu thụ và nhận thông tin. Nhưng những điều đó có liên quan gì đến "thanh thiếu niên hát karaoke quay video selfie gửi lên TikTok"?
Sản phẩm chủ lực của Bytedance tại Trung Quốc thực ra là Jinri Toutiao ("Today’s Headlines" (tạm dịch: Tin tức hôm nay), một dịch vụ tổng hợp tin tức phổ biến sử dụng AI để theo dõi thói quen của người đọc và đưa họ tiếp cận thêm nhiều nguồn khác nhau. Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, Toutiao đã "tích lũy" được hàng trăm triệu người dùng hoạt động hàng ngày, những người bị cuốn hút bởi sự đa dạng của các bài viết dù cùng một chủ đề.
Bytedance tin rằng cách tiếp cận thuật toán của nó trên lĩnh vực nội dung có thể hoạt động ở phạm vi toàn thế giới. Với niềm tin đó, Bytedance đã phát triển các ứng dụng giống như Toutiao cho các thị trường khác. Helo, ví dụ, là một sản phẩm tương tự nhắm vào Ấn Độ với sự hỗ trợ cho 14 ngôn ngữ địa phương và TopBuzz với ngôn ngữ là tiếng Anh. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực cao nhất của nó ở các thị trường phương Tây chỉ tập trung được vào các cộng đồng sáng tạo. Công ty đã mua ứng dụng làm phim ngắn Flipagram vào năm ngoái và đổi tên thương hiệu thành Vigo Video. Bytedance tiếp tục cách thức tương tự bằng cách mua lại Music.ly để hợp nhất với Douyin. Bytedance thậm chí đã cố gắng mua Reddit vào năm 2016, nhưng bị từ chối.
theo Tổng hợp
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/1-ty-luot-tai-va-su-bung-no-cua-tik-tok-ung-dung-made-in-china-dang-lam-mua-lam-gio-toan-cau-a98001.html