Dùng “con mắt” của mình đọc sách, để chiêm nghiệm những cuốn sách hay, mượn sách đọc mình, để hoàn thiện bản thân hơn.
Viên Mai, một nhà thơ, học giả, nghệ sĩ và nhà ẩm thực nổi tiếng thời nhà Thanh, Trung Quốc từng nói: "Độc thư bất tri vị, bất như thúc cao các, đố ngư nhĩ hà như, chung nhật thực tao phách". Ý muốn nói đọc sách mà không hiểu đạo lý trong đó thì thà rằng bó lại rồi gác lên giá sách còn hơn. Những kẻ "mọt sách rởm", những người chỉ biết đọc mà không hiểu được điều mà cuốn sách muốn truyền tải, chẳng qua cũng chỉ là đang "ăn bã đậu" mà thôi.
Người đọc sách và người không đọc sách, không giống nhau.
Người biết cách đọc và người không biết cách đọc, cũng không giống nhau.
Zhang Chao, một nhà văn thời nhà Thanh, Trung Quốc trong cuốn "U mộng ảnh" đã chia việc đọc sách thành 3 tầng cảnh giới.
Một cuốn sách giống như một vầng trăng. Đứng sau khe cửa, bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần của mặt trăng.
Người trẻ tuổi khi đọc sách cũng giống vậy, vì trải nghiệm còn hạn chế nên chỉ hiểu được một phần trong mỗi cuốn sách.
Tô Đông Pha, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống khi còn trẻ đã đọc một vài cuốn sách mà các bạn học đồng trang lứa lúc bấy giờ không ai đọc được. Có phần tự đắc, ông đã treo một câu đối trước cửa nhà: "Thức biên thiên hạ tự, độc tận nhân gian thư" (ý muốn nói bản thân đã biết được hết tất cả các chữ trong thiên hạ, đọc được hết tất cả sách trong nhân gian).
Một hôm, một cụ già hơn 70 tuổi đến hỏi thăm. Cụ già đó đưa cho Tô Đông Pha một cuốn sách, nhưng ông lại không biết một chữ nào trong đó.
Tô Đông Pha đỏ mặt xấu hổ, liền sửa hai câu đối trước cửa thành: "Phát phẫn thức biên thiên hạ tự, lập chí độc tự nhân gian thư" (Phát phẫn: cố gắng, nỗ lực; lập chí: quyết tâm).
Biển học là vô bờ, khi còn trẻ ai cũng dẽ kiêu ngạo, tự mãn, thích bàn chuyện quân sự trên giấy.
Phương pháp đọc sách tốt nhất khi còn trẻ là nhận thức được sự rộng lớn của thế giới, kiềm chế bản thân khỏi sự đắc ý, tự mãn, rồi sau đó đem theo sự tò mò đi khám phá thế giới qua những trang sách.
Mặc dù không thể hiểu được trong tức khắc, nhưng những cuốn sách mà bạn đọc sẽ ăn sâu vào tâm trí, vào huyết quản, trở thành khí chất, phong thái của bạn.
Muốn lập thân trước hết phải học, muốn học phải lấy đọc sách làm cái gốc.
Đọc nhiều sách hơn, bạn tự nhiên sẽ đi được quãng đường xa hơn, đứng ở nơi cao hơn.
"Học" giống như cung tên, "tài" giống như mũi tên, dưới sự hỗ trợ của "thức", sẽ có thể bách phát bách trúng.
Thời niên thiếu đọc sách, giống như lén lút trộm nhìn ánh trăng qua khe cửa, không thể thưởng được trọn vẹn vầng trăng tròn.
Tuy nhiên, đọc là việc cả đời. Giai đoạn đầu tiên của việc đọc, điều quan trọng nhất là phải tự giác và tò mò. Chỉ khi có nền tảng, chúng ta mới có thể mở rộng cái khe hở kia và nhìn ra thế giới rộng lớn hơn.
Khi đến tuổi trung niên, ta bước ra khỏi cửa, đứng ở trong sân, ngước lên nhìn trăng. Trăng, dù ở rất xa, nhưng vẫn luôn khiến con người ta yêu thích và mong muốn có được.
Bước ra khỏi cửa, trải nghiệm nhiều hơn, lúc này, "hiểu" về sách mới sâu sắc hơn.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Con người luôn là cứ đi và đi, bỗng dưng vào một khoảng khắc nào đó ngộ ra được một câu nói nào đó, một chân lý nào đó.
Đọc sách là chính là đem theo trải nghiệm của mình đi thưởng thức con chữ của người khác.
Ếch ngồi đáy giếng làm sao nói chuyện được với chim bay trên trời, trải nghiệm của bạn sâu sắc bao nhiêu, bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều trong mỗi trang sách bấy nhiêu.
Giai đoạn thứ hai của việc đọc là bước ra ngoài, vừa đi vừa đọc, đem tri thức vào trong đời sống thực tế, khiến cuộc sống tỏa ra hương vị ngọt ngào của những cuốn sách.
Con người khi đã bước vào độ tuổi xế chiều, mọi thứ bỗng trở nên "thông suốt", có thể thưởng sách với tâm thái nhàn nhã, thả lỏng, dùng "con mắt" của mình để đọc sách, rồi từ trong sách nhận thức bản thân nhiều hơn.tra
Bước vào độ tuổi lão niên, ai trong chúng ta cũng đều đã bớt đi cái ham muốn tranh giành và theo đuổi lợi ích, thay vào đó là một tâm thái "chơi và thưởng’.
Sự "thông suốt" này thường chỉ "ngẫm" ra được khi đã trải nghiệm gần hết cuộc đời.
Con người, sống trên đời có 3 thứ mưu cầu, thứ nhất là cầu lợi, thứ 2 là cầu danh và cuối cùng là cầu "tịnh".
Khi bạn thực sự yêu thích đọc sách, tận hưởng quãng thời gian "tịnh" một mình bạn sẽ đến được với cảnh giới cao nhất của việc đọc sách.
Tất cả những cuốn sách chúng ta đọc, mục tiêu cuối cùng là đọc chính chúng ta.
Tôi biết tôi muốn những gì, biết tôi muốn trở thành người như thế nào, chuyện nên làm, tôi đều sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được nó.
Chỉ khi thưởng thức thế giới rộng lớn, đời người muôn màu trong từng cuốn sách, ta mới có thể chọn ra cuộc sống mà chúng ta yêu thích nhất.
Còn những người không đọc sách lại chỉ có thể sống một cuộc sống không có lựa chọn.
Đọc sách, đọc tới cuối cùng rồi sẽ đọc hiểu được chính mình.
Không vì tốt xấu của sự vật bên ngoài và được mất của bản thân mà vui hay buồn.
Giai đoạn cuối cùng của việc đọc sách là hiểu chính mình. Những người yêu sách thường rất biết cách tán thưởng, yêu mến chính mình.
Dù cảm quan về việc đọc ở mỗi giai đoạn là khác nhau, nhưng suy cho cùng vẫn là trải nghiệm quyết định độ nông sâu.
Cùng một cuốn "Hồng Lâu Mộng", người thấy được sự phóng túng, người thấy được sự uyển chuyển, người lại chỉ nhìn ra được một câu chuyện chốn cung đình đơn thuần.
Gió thổi tắt đèn đọc sách, chẳng sao cả, bởi lúc này toàn thân đều đã là ánh trăng.
Trải qua biết bao ngọt bùi cay đắng, trải qua biết bao thăng trầm, đọc biết bao cuốn sách hay, khi ngoảnh đầu nhìn lại, những trải nghiệm đó không biết từ khi nào đã khắc sâu vào máu thịt, trở thành khí chất, phong thái của chúng ta.
Dùng "con mắt" của mình đọc sách, để chiêm nghiệm những cuốn sách hay.
Mượn sách đọc mình, để hoàn thiện bản thân hơn.
Trí Thức Trẻ