Một vấn đề đặt ra từ trước đến nay, khi định nghĩa về sự nghiêm túc, chỉn chu luôn được mặc định, đánh đồng với những bộ vest, comple đen bóng. Nhưng dần dần, người ta nhìn ra một điều: "Nếu ai cũng mặc giống nhau, điều gì sẽ khiến họ nổi bật giữa đám đông."
Gu thời trang của các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 "vô tình" thể hiện vị thế của họ trong cuộc đua giành chiếc ghế quyền lực nhất Hoa Kỳ. Bài viết của Giáo sư Tim Calkins (Đại học NorthWestern - Mỹ) sẽ giúp người đọc tự đúc kết bí quyết tạo nên thương hiệu riêng của bản thân, thông qua yếu tố trang phục - thứ đầu tiên "đập vào mắt" người đối diện.
Kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 của Đảng Dân Chủ (Hoa Kỳ) đang "nóng" hơn bao giờ hết. 20 ứng cử viên sẽ có vỏn vẹn 4 tiếng đồng hồ để thuyết phục người theo dõi, đồng thời giành lấy tấm vé đề cử của Đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng.
Khoan hãy bàn đến những bài thuyết trình tầm cỡ, những ứng cử viên của kỳ tranh cử lần này có những cách gây sự chú ý mà bất cứ ai cũng phải học hỏi.
Hãy nhìn vào ứng viên Elizabeth Warren - Thượng nghị sĩ bang Massachusetts. Ngoài vốn liếng kiến thức về luật, cùng với kinh nghiệm hoạt động chính trị, bà còn được giới truyền thông Mỹ ca ngợi về cách chọn trang phục mang đến hiệu quả không ngờ.
Giữa một rừng những ứng viên mặc vest đen từ đầu tới chân, Elizabeth Warren đem lại sự khác biệt với một tông màu tím nổi bật - đến từ chiếc áo blazer (áo khoác vest) trên người. Cùng với chiếc khuyên tai đã trở thành thương hiệu, bà đem tới cho công chúng một cái nhìn thiện cảm, truyền tải thông điệp đanh thép về khả năng biến những kế hoạch đề ra thành hiện thực.
Ít nhất, bà đã thắng trong việc lấy được thiện cảm trong cái nhìn đầu tiên.
Điều này cũng thể hiện việc bà là người có kế hoạch cho mọi thứ, kể cả trang phục.
Một ứng viên khác, Adrew Yang, cũng trở thành tâm điểm bàn luận của giới truyền thông sau đêm tranh biện thứ 5 vừa qua. Bước lên bục diễn giả với một hình ảnh có phần xuề xoà, cùng điểm nhấn là chiếc cổ áo không cà vạt, Andrew Yang có vẻ muốn được nhớ đến như một nhà đầu tư khởi nghiệp năng động.
Tuy vậy, chiếc cổ áo không cà vạt của Andrew Yang đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Thậm chí ông còn bị Preet Bharara - người dẫn chương trình truyền hình, đả kích một cách châm biếm trên Twitter: "Andrew Yang sẽ có tiền để mua cà vạt nếu dự luật thu nhập cơ bản được thông qua." Cần phải lý giải thêm, Andrew Yang chính là người đi đầu trong việc vận động thông qua dự luật thu nhập cơ bản, theo đó chính phủ sẽ trợ cấp 1000$ mỗi tháng cho người dân Mỹ từ độ tuổi 18 đến 64.
Dù thế nào đi chăng nữa, trang phục xuề xoà đã phần nào làm người ta ít chú ý tới việc Andrew Yang đã nói gì trong phần tranh biện.
Một ứng viên khác là Beto O’Rourke - người trong suốt cả kỳ tranh cử luôn mang tới hình ảnh trẻ trung, tràn đầy năng lượng, thì lại bất ngờ quay ngoắt 180 độ, khi mặc một bộ đồ nghiêm túc hơn bao giờ hết (một bộ comple đen và thắt lưng xanh nhàm chán).
Một vấn đề đặt ra từ trước đến nay, khi định nghĩa về sự nghiêm túc, chỉn chu luôn được mặc định, đánh đồng với những bộ vest, comple đen bóng. Nhưng dần dần, người ta nhìn ra một điều: "Nếu ai cũng mặc giống nhau, điều gì sẽ khiến họ nổi bật giữa đám đông."
Giáo tư Tim Calkins cho rằng, để giành lợi thế trong cuộc đua tranh cử, ứng viên cần có một chiếc lược nghiêm túc hơn với trang phục. Quan điểm chính trị, tư duy, lời nói, cách thể hiện bản thân cần phải có sự tương đồng, ăn khớp với những gì họ mặc trên người.
Đây cũng là bài học ai cũng nên suy ngẫm để có một hình ảnh tốt hơn trước mắt bạn bè, và xa hơn là đám đông, công chúng.
Doanhnhan