Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: "Quân tử là cái tạo nên thương hiệu Lê Thẩm Dương. Tôi tự hào nhất về tính cách này của mình nên không bao giờ nói dối"

14/12/2018 10:48

"Cái được nhất trong cuộc sống của tôi là được thảo luận những vấn đề cực lớn. Nó quyết định từ 85 đến 90% sự thành bại của tôi, hay của cả những bạn trẻ bây giờ. Quăng cái bằng tiến sĩ của tôi đi!"


"Cái được nhất trong cuộc sống của tôi là được thảo luận những vấn đề cực lớn. Nó quyết định từ 85 đến 90% sự thành bại của tôi, hay của cả những bạn trẻ bây giờ. Quăng cái bằng tiến sĩ của tôi đi!"

Nói dối là chủ đề tiếp theo của chương trình "Quyền lực ghế nóng". Trong tập này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cũng đưa ra rất nhiều quan điểm khiến khán giả phải ngỡ ngàng.

"Quân tử là cái tạo nên thương hiệu Lê Thẩm Dương. Tôi tự hào nhất về tính cách này của mình nên không bao giờ nói dối. Cái được nhất trong cuộc sống của tôi là được thảo luận những vấn đề cực lớn. Nó quyết định từ 85 đến 90% sự thành bại của tôi, hay của cả những bạn trẻ bây giờ. Quăng cái bằng tiến sĩ của tôi đi!

Cái tôi được khi ngồi thảo luận là được truyền tải cho người khác, được chia sẻ và được nhận lại ý kiến của người khác.

Nói về chủ đề chương trình, theo tôi, nói dối là phần nói không đúng sự thật mà anh nhận được trong não anh. Trong nói dối gồm có nói dối một phần, nói dối toàn phần, nói dối dựng từ không đến có, nói dối có lợi, nói dối có hại.

Căn nguyên của sự nói dối nằm ở đâu?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Quân tử là cái tạo nên thương hiệu Lê Thẩm Dương. Tôi tự hào nhất về tính cách này của mình nên không bao giờ nói dối - Ảnh 1.

- Xét về tâm lí con người, có 6 nhân tố như sau: thứ nhất là động cơ hành động, thứ hai là thế giới quan (tức là cách nhìn), thứ ba là sự tự vệ, thứ 4 là cảm xúc, thứ 5 là khí chất và thứ 6 là tính cách.

Do đó, nói dối chính mình gồm 6 nguyên nhân:

Nguyên nhân đầu tiên là từ động cơ mà ra. Nói dối là để người khác vui lòng.

Nguyên nhân thứ hai là do thế giưới quan. Quan điểm của tôi khác anh nhưng để cho an toàn, tôi sẽ giả vờ đồng quan điểm với anh.

Nguyên nhân thứ ba là để giữ sự tròn trịa và an toàn cho bản thân.

Nguyên nhân thứ tư là mang lại cảm xúc tốt cho người đối diện, hoặc đè cảm xúc của người ta xuống. Đó là công cụ để điều khiển cảm xúc của người khác và điều khiển cảm xúc của chính mình.

Nguyên nhân thứ năm là do khí chất. Từ lúc sinh ra đã có thói quen nói dối rồi, lúc không cần phải nói dối cũng nói dối.

Nguyên nhân thứ sáu là do cá tính. Cứ lặp đi lặp lại thì nói dối sẽ thành thói quen khó cưỡng.

Tương tự, nói dối người khác cũng có 6 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất, nói dối để khỏi bị phạt.

Nguyên nhân thứ hai, nói dối để làm tròn trịa mình.

Nguyên nhân thứ ba, nói dối để nâng lòng tự trọng của mình lên.

Nguyên nhân thứ tư, nói dối vì sợ mất một điều gì đó.

Nguyên nhân thứ năm, nói dối để điều chỉnh hành vi người khác.

Nguyên nhân thứ sáu, nói dối để bảo vệ hoặc lợi dụng người khác.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Quân tử là cái tạo nên thương hiệu Lê Thẩm Dương. Tôi tự hào nhất về tính cách này của mình nên không bao giờ nói dối - Ảnh 2.

- Xét theo tiêu chí có lợi và có hại thì cái gì cũng có 2 mặt. Nói dối có lợi trong trường hợp bảo vệ sự riêng tư, là công cụ để trị những thằng lỗ mãng và đó là nói dối vô hại.

Nói dối có hại là nói dối trơ trẽn, mất hết hình ảnh, thương hiệu cá nhân. Nói dối mà thành thói quen, tính cách rồi thì cả đời không ngóc đầu lên được. Nói dối với động cơ xấu là không thể chấp nhận được. Giả dụ như nhập hàng từ nước khác, cắt mác rồi nói với mọi người là hàng Made in Vietnam thì không thể chấp nhận được.

- Về nguyên tắc, tuyệt đối cố gắng đừng nói dối vì nó sẽ in hằn hình ảnh xấu của anh trong não người khác. Lúc đó anh có nói thật người ta cũng không tin nữa. Hãy nói dối mà đạt tới nghệ thuật, nói dối có lợi để người ta không biết mình nói dối thì hãy nói.

Nói dối cấu tạo nên chân thành. Chân thành là vũ khí tối thượng để hạ người đối diện. Chân thành có thành tố của nói dối và nói thật. Có hai loại là chân thành thông minh và chân thành ngu đần. Chân thành ngu đần chính là chân thành bằng cách nói dối. Chân thành thông minh là đã nói phải nói thật, không thì thôi không nói.

- Biểu hiện của nói dối là ở nụ cười không thật, cơ thể đơ lại, không tự nhiên, hành vi thì bất thường như đưa tay lên miệng rồi lại đưa xuống. Biểu hiện tiếp theo sợ hãi, lúc nào cũng: "Tao nói thật mà". Còn một số biểu hiện khác như liếm môi, cắn môi, xoa tay, ra mồ hôi nhễ nhại, các cử động lúng túng.

Nói thật luôn đem lại sức khỏe cực tốt. Nói dối khiến người ta mệt mỏi, hại sức khỏe."


V.D

Theo Trí Thức Trẻ