“Ý tưởng khủng khiếp” của Tổng thống Trump: Mua hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland, Đan Mạch không bán

19/08/2019 13:41

 Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch có vai trò địa chính trị quan trọng và là nơi đặt căn cứ cực bắc của quân đội Hoa Kỳ.


Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch có vai trò địa chính trị quan trọng và là nơi đặt căn cứ cực bắc của quân đội Hoa Kỳ.

“Ý tưởng khủng khiếp” của Tổng thống Trump: Mua hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland, Đan Mạch không bán - 1
Greenland – hòn đảo lớn nhất thế giới.

Tổng thống Donald Trump đang ngỏ ý muốn mua Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới. Và Đan Mạch, không chắc chắn rằng liệu cựu ông trùm bất động sản này “có đang nói đùa hay không”

Một báo cáo của Wall Street Journal nêu rõ mối quan tâm rõ ràng của Tổng thống Hoa Kỳ về một thỏa thuận khiến Đan Mạch hoang mang, và cựu thủ tướng của Đan Mạch đã phải hỏi liệu đó có phải là một trò đùa hay không. Trong khi đó, một thành viên của khối chính trị cầm quyền ở Đan Mạch, gọi đó là một “ý tưởng khủng khiếp”.

Tạp chí Wall Street, trích dẫn những người trong cuộc, cho biết ông Trump đã nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hòn đảo này và thậm chí yêu cầu cố vấn Nhà Trắng của ông tìm hiểu nghiêm túc hơn về vấn đề này.

Với 2,2 triệu km vuông chủ yếu là băng giá nơi hoang dã, Greenland hiện là hòn đảo lớn nhất thế giới, và cũng là nơi có Căn cứ Không quân Thule, là căn cứ cực bắc của lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ.

Lời đề nghị của ông Trump “có lẽ là một trò đùa ngày Cá tháng Tư”, Lars Lokke Rasmussen đã nói, người đã làm thủ tướng Đan Mạch cho đến tháng 6 và hiện đang đứng đầu phe đối lập ở Đan Mạch.

Ở Mỹ, đã có những phản ứng trái chiều. Đại diện đảng Cộng hòa Mike Gallagher cho biết Mỹ có lợi ích chiến lược hấp dẫn ở Greenland, và điều này hoàn toàn có thể “đặt trên bàn thương lượng”.

Báo cáo của Wall Street Journal được đưa ra khi Trump chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Đan Mạch vào ngày 2-3 tháng 9, khi ông sẽ gặp Thủ tướng Mette Frederiksen và tham dự một bữa tiệc tối do Nữ hoàng Margrethe II tổ chức. Greenland sẽ là một trọng tâm của các cuộc họp. Sự hiện diện của Mỹ tại đây có “những lý do chính đáng”: Năm 1968, một máy bay ném bom B-52 mang vũ khí hạt nhân đã rơi gần căn cứ Thule ở tây bắc Greenland, gây ô nhiễm phóng xạ.

Trong một tuyên bố có tiêu đề “không có gì để bán”, Green Christian Juhl, một thành viên khối chính phủ Đan Mạch, đã phản đối: “Thay vào đó, ông Trump có thể đề nghị trả tiền thuê căn cứ Thule, mà cho đến nay đã được cung cấp miễn phí cho Hoa Kỳ

Frederiksen, người trở thành thủ tướng sau khi đảng Dân chủ Xã hội của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 6, sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Greenland vào tuần tới để hội đàm với người đứng đầu hòn đảo, Kim Kielsen. Trong khi Greenland tự quản lý về kinh tế, quốc phòng và đối ngoại vẫn thuộc quyền quản lý của Đan Mạch. Hòn đảo hiện có đại diện riêng của mình ở Washington và Bỉ.

Hơn 80% Greenland được bao phủ trong băng. Nó hiện nay đang trở thành tâm điểm của các nghiên cứu về khí hậu vì các sông băng ở đảo đang tan chảy với tốc độ kỷ lục. Dân số Greenland chỉ có 56.000 người tập trung ở bờ biển.

Aki-Matilda Høegh-Dam, một trong hai thành viên của quốc hội Đan Mạch đại diện cho Greenland, đã đưa ra quan điểm rằng “Đan Mạch không sở hữu Greenland và bạn không thể bán một thứ gì đó mà bạn không sở hữu”

Giáo sư Rasmus Leander Nielsen của Đại học Greenland nói với truyền thông địa phương rằng “Đan Mạch có thể bán đảo, bởi vì bộ luật lệ gia đình năm 2009 đã nói rõ rằng những cư dân của Greenland là người Đan Mạch”

Những điều cần biết về Greenland:

Greenland, ở phía bắc Đại Tây Dương giữa Châu Âu và Châu Mỹ, là một vị trí địa lý quan trọng trong mối quan hệ địa chính trị giữa Hoa Kỳ, Nga, Canada, Đan Mạch và Na Uy. Tất cả những quốc gia này đang tìm kiếm quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên gần Bắc Cực.

Vào năm 2014, Đan Mạch đã đưa ra yêu sách đối với khoảng 900.000 km2 thềm lục địa ở Bắc Băng Dương dựa trên liên kết địa chất của nó với Greenland, theo một cuộc khảo sát do chính quyền Đan Mạch thực hiện.

Gần đây, Trung Quốc đã tham gia tranh giành lãnh thổ bằng cách đấu thầu việc xây dựng hai sân bay ở Greenland. Năm ngoái, Đan Mạch đã chọn tài trợ chung với Greenland để ngăn chặn việc Trung Quốc kiểm soát.

Greenland, nơi phần lớn thu nhập đến từ đánh bắt cá và các ngành công nghiệp liên quan, có tổng sản phẩm quốc nội chỉ hơn 2,7 tỷ USD trong năm 2017, theo văn phòng thống kê. Hòn đảo nhận được một khoản trợ cấp hàng năm khoảng 500 triệu đô la từ Đan Mạch.

Thùy Dung

Theo Bloomberg/ Dân Trí