Điều khó ở đây là làm thế nào để buộc ai đó ra đi một cách “nhân đạo” và làm thế nào để củng cố phần còn lại của bộ máy một cách thành công.
Một câu hỏi thường được đặt ra bởi các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp: “Tôi biết tôi cần phải sa thải một ai đó. Nhưng đây lại là lần đầu tiên tôi làm chuyện này. Vậy tôi nên thực hiện điều đó như thế nào?”
Và dưới đây là một câu trả lời thú vị dành cho bạn…
Kính gửi người sáng lập,
Tôi đã phỏng vấn vị trí quản lý nhân sự đầu tiên của mình tại IBM khi tôi mới 20 tuổi. Ông chủ đã hỏi rằng tôi có thể sa thải một ai đó hay không, và tôi đã trả lời “Có, nhưng tôi sẽ không bao giờ phải làm điều đó.” Bạn hỏi tôi tại sao ư. Tôi chỉ có thể giải thích rằng hầu hết mọi người muốn một công việc tốt, dưới sự đào tạo chuyên nghiệp và có một người quản lý phù hợp, họ sẽ trở nên thành công. Bằng cách nào đó, tôi vẫn nhận được công việc đó với câu trả lời như vậy.
Cho đến bây giờ, sau nhiều thập kỷ, cá nhân tôi đã phải sa thải số lượng nhân viên khá lớn nếu bạn nhìn qua danh sách những doanh nghiệp tôi từng quản lý. Điều đó không bao giờ vui nhưng nó hầu như rất cần thiết.
Bộ phận nhân sự chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với những thứ tầm thường. Tôi thường yêu cầu các nhà lãnh đạo nhìn vào đội ngũ của họ và quyết định những người họ sẽ thuê lại nếu đột nhiên có một vị trí “trống”. Đáng buồn thay, họ không muốn đến 80% số lượng nhân viên hiện hữu và cao hơn thế nữa. Hãy nhớ rằng, hiệu suất không phải là một điều bất biến. Nhiều người ban đầu có thể xuất hiện như một ngôi sao sáng nhưng về sau vẫn cần kiểm tra lại. Hoặc vai trò, sự ưu tiên của họ có thể thay đổi theo thời gian. Các công ty khởi nghiệp tốt nhất thường đòi hỏi hiệu suất cao mọi lúc mọi nơi, và nếu một cái gì đó bắt đầu đi chệch hướng, hãy thực hiện các bước cần thiết để “fix” nó một cách nhanh chóng.
Hầu hết, mọi người có xu hướng chờ đợi quá lâu để sa thải một ai đó. Đương nhiên, bạn từng rất hân hoan khi tuyển dụng được một cá nhân đầy năng lực nhưng thời gian cho thấy người đó lại không đáp ứng đủ sự kỳ vọng của bạn, diều đó khiến bạn trở nên đắn đo. Bạn thực sự hy vọng rằng những nhà quản lý và lãnh đạo giỏi khác cũng sẽ không cho phép tình huống đó xảy ra và họ sẽ hoan nghênh hướng giải quyết một cách “nhân đạo”.
Dưới đây là khuyến nghị của tôi:
Tôi xin lỗi nếu bạn đã từng trải qua điều này. Tôi lấy làm vui vì bạn đã từng bước tiến bộ. Đây chính là một trong những phần quan trọng nhất trong công việc quản lý của bạn nhưng lại là một trong những công việc quá thường xuyên không được thực hiện tốt.
Ý Nhi/Theo FastCompany
Link nội dung: https://thuongtruong24h.vn/ban-dang-muon-sa-thai-mot-ai-do-lai-la-lan-dau-cua-ban-day-la-loi-khuyen-danh-cho-ban-a99794.html