Các hãng xe chuyển sang sản xuất máy thở, họ làm điều đó như nào?

31/03/2020 12:21

Airbus, Rolls-Royce, Land Rover, Dyson hay McLaren tại châu Âu và Ford, GM, Tesla tại Mỹ đều đang được chính quyền thúc giục tham gia sản xuất máy thở (ventilator) cấp tốc để phục vụ điều trị các ca bệnh Covid-19 đang lan rộng. Từ một dây chuyền chuyên sản xuất xe hơi chuyển qua sản xuất máy thở, khẩu trang sẽ cần có những đơn vị chuyên gia trong lĩnh vực đó cùng làm. Tuy nhiên, sẽ có những rào cản liên quan tới cấp phép và thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụng trong y tế.

Tổng thống Donald Trump hay Thủ tướng Anh Boris Johnson đều đang yêu cầu các công ty sản xuất xe hơi, công nghệ trong nước cùng chung tay làm máy thở cấp tốc với sản lượng có thể đạt 10 ngàn chiếc mỗi tháng, nước Anh thì yêu cầu cần khoảng 20 ngàn chiếc máy thở. Máy thở là thiết bị rất quan trọng trong việc điều trị các ca bệnh chuyển biến nặng để hỗ trợ quá trình hô hấp của bệnh nhân.

Thiết kế và sản xuất máy thở y tế không phải quá trình đơn giản, một số nhà sản xuất máy thở tỏ ra nghi ngờ khả năng các hãng xe có thể sản xuất ra chúng. Theo Jens Hallek, CEO của hãng làm máy thở Hamilton Medical thì máy thở là những thiết bị rất nhạy cảm, không chỉ với phần cứng mà cả phần mềm. Nếu một thành phần bị lỗi có thể khiến cả cỗ máy không thể hoạt động. Vấn đề là những công ty như Hamilton Medical chỉ có thể sản xuất 220 máy mỗi tuần hoặc cao nhất là 400 máy nhưng quá thấp so với nhu cầu, đó là lý do các hãng xe phải vào cuộc.

Tại Mỹ, GM được yêu cầu khôi phục nhà máy tại Michigan để sản xuất khẩu trang trong khi nhà máy ở Indiana thì sản xuất máy thở. Thậm chí ông Trump đã kích hoạt đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA năm 1950) để yêu cầu các công ty tư nhân tham gia hỗ trợ sản xuất trong tình huống quốc phòng. Những động từ mạnh đã được ông sử dụng trên Twitter để yêu cầu GM phải sản xuất máy thở ngay lập tức, Ford thì được yêu cầu phải làm

Các hãng xe hơi tại Mỹ sẽ phối hợp cùng những đơn vị trong lĩnh vực thiết bị y tế để làm máy thở, đó là Ventec Life Systems. GM và Ventec đã cùng nhau chuẩn bị hơn 700 loại linh kiện đủ để sản xuất 200 ngàn máy thở nhưng sẽ không dễ dàng để thiết lập những máy móc và robot bên trong nhà máy làm việc với chương trình khác. Đó là chưa kể máy thở vốn cấu thành từ rất nhiều linh kiện phức tạp như máy nén áp suất, thiết bị thở, cảm biến, lọc, van và thiết bị cảnh báo. Tóm lại, nó là một khối phức tạp và cần thời gian để sản xuất.

Sự phức tạp về linh kiện hay thiết kế không phải mối lo duy nhất với những nhà lắp ráp xe hơi. Thiết bị y tế đòi hỏi tính quy chuẩn rất cao và khắt khe sẽ khiến việc sản xuất không diễn ra đúng kế hoạch hoặc bị chậm lại. Máy thở sau khi sản xuất sẽ cần thử nghiệm kỹ càng và cấp phép trước khi đưa vào sử dụng. Mỗi hãng sản xuất máy thở thường sẽ chịu trách nhiệm an toàn cho thiết bị và mất khoảng 3 năm để phát triển một model. Các hãng xe hơi không có giấy phép cũng như khả năng thiết kế model mới nên họ sẽ dùng những thiết kế có sẵn để sản xuất. Dyson mới ra một mẫu máy thở rất đẹp theo phong cách của hãng, họ vẫn đang chờ giấy phép từ cơ quản quản lý nhưng đã nhận đơn đặt hàng 10 ngàn chiếc từ chính phủ Anh.

200326111901_01_dyson_covent_ventilator_exlarge_169.0.jpg

Trong khi các hãng xe không có khả năng và nguồn lực (kỹ sư và công cụ) để thiết kế máy thở, họ sẽ giúp sản xuất các thành phần linh kiện, có thể là khung kim loại cho máy thở. GM hợp tác với Ventec, Ford sẽ cùng GE để làm những model máy thở đơn giản hơn. Ford sẽ cung cấp những linh kiện họ có thể làm ví dụ như pin di động giúp máy thở hoạt động hay quạt thông gió từ ghế ngồi của mẫu bán tải F-150 để lưu thông không khí với màng lọc HEPA của 3M.

Nguồn: WiredCNETSlash Gear
Hình: Financial Times