Khi Trung Quốc hắt hơi, thế giới cảm cúm: Dịch viêm phổi cấp do virus corona có thể là đòn giáng mới lên kinh tế Trung Quốc và thế giới

23/01/2020 18:02

Dịch viêm phổi đã bùng phát một cách bí ẩn, hiện đã giết chết 17 người, đã chấm dứt một đợt tăng nhỏ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Dịch viêm phổi đã bùng phát một cách bí ẩn, hiện đã giết chết 17 người, đã chấm dứt một đợt tăng nhỏ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Khi Trung Quốc hắt hơi, thế giới bị cảm lạnh. Câu ngạn ngữ cũ thể hiện cho vai trò của nền kinh tế số 2 thế giới trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang nhận được một cách giải thích mới, khi sự bùng phát của virus corona bắt đầu ở Vũ Hán có nguy cơ lan sang các thị trường chứng khoán lân cận.

Dịch viêm phổi đã bùng phát một cách bí ẩn, hiện đã giết chết 17 người, đã chấm dứt một đợt tăng nhỏ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuần này bắt đầu với sự lạc quan về thỏa thuận chiến tranh thương mại "giai đoạn một" giữa Bắc Kinh và Washington và về những gợi ý rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ ổn định.

Điều đó đã khiến các nhà đầu tư tăng đầu tư trên sàn chứng khoán Thượng Hải, đẩy chỉ số của sàn này tăng gần 8% so với sự ảm đạm của tháng 11.

Đến ngày 21/1, tin xấu đã đánh gục thị trường. Số bệnh nhân viêm phổi gia tăng từ từ và tin tức về các trường hợp được xác nhận tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và bây giờ ở Mỹ bắt đầu lặp lại cuộc khủng hoảng SARS năm 2003. Chỉ số Shanghai Composite bắt đầu giảm và đến giờ trưa ngày 22/1 đã giảm 2,6%.

Cơn hắt hơi tài chính của Trung Quốc đã lan đến Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, nơi đang chứng kiến nhà đầu tư đổ xô mua loại tài sản này làm nơi trú ẩn an toàn. Cổ phiếu châu Âu của các tập đoàn hàng không Air France-KLM, IAG và Lufthansa và các thương hiệu xa xỉ phụ thuộc thị trường Trung Quốc như Burberry, Hermes và LVMH cũng đã giảm điểm. Các nền kinh tế nghiện xuất khẩu của châu Á có thể sẽ là những nạn nhân kế tiếp.

Những hệ quả

Nếu virus corona vượt ra khỏi tầm kiểm soát? Hệ quả sẽ là rất tệ, nếu nhìn nhận những gì đã xảy ra vào năm 2003.

Đầu tiên, tin tốt: Trung Quốc dường như đã nhận thức rất rõ những gì đã xảy ra 17 năm trước, khi đại dịch SARS đã giết chết gần 800 người và gây ra thiệt hại ít nhất 40 tỷ USD trên toàn cầu.

Gần đây, tờ thời báo Hoàn Cầu đã viết rằng: "Trong những thời điểm đầu tiên của SARS, đã có sự che giấu ở Trung Quốc. Điều này không phép được lặp lại."

Đâu đó cũng có sự lạc quan rằng, trong khi virus có thể lây từ người sang người, các quan chức WHO cho rằng "2019-nCoV" có thể không được lan truyền dễ dàng như SARS. Nếu may mắn, thì chúng ta hãy hy vọng rằng nỗi sợ hãi mới nhất này sẽ không gây ra tác hại nào đối với tổng sản phẩm quốc nội trên thế giới so với nỗi sợ cúm gia cầm trước đó.

Bây giờ là tin xấu: Phế cầu khuẩn (pneumonias - gây viêm phổi) rất dễ đột biến và thay đổi quá trình khi đại dịch bùng phát mạnh. Đây là những gì đã kéo lùi nền kinh tế toàn cầu trong năm 2003.

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ dẫn đến sự tăng trưởng chậm nhất của Trung Quốc trong 30 năm qua, nhưng dịch cúm có thể khiến những người yêu thích thống kê ở Bắc Kinh lo ngại việc nhu cầu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ truyền cảm hứng cho sự di cư hàng năm lớn nhất của loài người. Hàng trăm triệu khách du lịch hội tụ trên máy bay, tàu hỏa, ô tô, tàu thủy - cung cấp một nơi sinh sản lý tưởng cho các mầm bệnh.

Ngoài ra, kỳ nghỉ kéo dài một tuần là khoảng thời gian quan trọng để đi du lịch, mua sắm và các bữa tiệc theo phong cách tiệc tùng tạo ra sự tăng trưởng trên toàn quốc. Nếu hàng chục triệu người Trung Quốc ở nhà trong 10 ngày tới, GDP quý đầu tiên của nước này có thể bị ảnh hưởng rõ rệt.

Các nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng khủng khiếp. Cuộc chiến thương mại đã đẩy các quốc gia từ Hàn Quốc đến Singapore đến bờ vực suy thoái. Trong quá khứ, SARS đã ảnh hưởng tiêu cực các nền kinh tế như Singapore và Đài Loan và hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc là động lực quan trọng gấp nhiều lần so với tăng trưởng thế giới so với năm 2003.

Các nước cần phải phòng ngừa quyết liệt

Tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe đã yêu câu các bộ trưởng tăng cường các biện pháp đề phòng tại Nhật Bản, tăng cường giám sát, thủ tục kiểm dịch và thu thập dữ liệu. Đối với ông Abe, sự gia tăng đột ngột trong các trường hợp nhiễm cúm có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức Thế vận hội Tokyo, vốn bắt đầu vào tháng Tám. Dịch cúm cũng có thể cản trở dòng chảy du lịch, một động lực quan trọng của sự tăng trưởng của Nhật Bản.

Các chính phủ nên hy vọng điều tốt nhất, nhưng phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất; Các biện pháp chống khủng hoảng của Nhật Bản rất cần được nhân rộng ở nơi khác. Sự nghi ngờ và chủ nghĩa dân tộc theo sau các đợt bùng phát trong quá khứ - như SARS hoặc Ebola - không phải là một lựa chọn cho năm 2020. Các quan chức công cộng phải chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp ở các nước láng giềng sớm và thường xuyên; dự trữ vật tư và thuốc men; và tập hợp các đội phản ứng khẩn cấp lành nghề. Cẩn thận thái quá trong trường hợp này là cần thiết hơn việc lơi lỏng.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách nên chuẩn bị cho các kịch bản của riêng mình trong trường hợp dịch bệnh tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Đây không phải là lúc để cho rằng các công cụ kinh tế thông thường sẽ là phù hợp để ứng phó với một loại virus ngoài tầm kiểm soát.

Bài viết thể hiện quan điểm của ông William Pesek, nhà bình luận kinh tế-chính trị châu Á.

Nguồn Nikkei Asian Review

Quỳnh Như

Theo NCĐT