Mâu thuẫn gia tộc giữa Tổng thống al-Assad và đại gia giàu nhất Syria

08/05/2020 11:49

Đại gia quyền lực nhất Syria, anh em họ Tổng thống al-Assad, đối mặt nhiều thách thức khi mối quan hệ giữa ông và tổng thống Syria rạn nứt.

Trong tháng lễ Ramadan, người Syria thường giải trí bằng các bộ phim truyền hình kịch tính. Nhưng riêng tháng lễ năm nay, họ được chứng kiến một mâu thuẫn gia đình ngoài đời thực trong nhóm quyền lực, cuộc đấu giữa một tỷ phú, ông trùm Rami Makhlouf và anh em họ của mình, người đóng vai trò lãnh đạo quốc gia, Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ông Rami Makhlouf là đại gia quyền lực nhất quốc gia Trung Đông với đế chế kinh doanh hoạt động từ lĩnh vực công nghiệp dầu khí, ngân hàng đến xây dựng. Hồi tuần trước, ông này đưa ra một tuyên bố chấn động, tố cáo chính quyền Syria khám xét công ty ông và và lực lượng cảnh sát đặc nhiệm nhắm vào các nhân viên của mình.

"Có ai ngờ rằng cơ quan lại an ninh lại nhắm vào công ty của Rami Makhlouf - người ủng hộ lực lượng này mạnh mẽ nhất không?", ông Makhlouf cảm thán và đòi tổng thống Syria "sự công bằng".

"Các nhân viên của Syriatel là những người của ông, họ trung thành với ông", ông Makhlouf khẩn khoản. Theo Financial Times, lời cầu cứu của ông Makhlouf với Tổng thống Assad đã làm sáng tỏ những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu quyền lực của gia tộc này.

Rơi vào tầm ngắm

Đại gia giàu có nhất Syria bị Tổng thống Syria ép phải từ bỏ vị thế thống trị tài chính, bao gồm cổ phiếu ở Syriatel - mạng di dộng lớn nhất quốc gia. Nguyên nhân là ông Assad đang muốn củng cố lại quyền lực trong khi đất nước bị chiến tranh tàn phá và nền kinh tế tê liệt.

Sự can thiệp của quân đội Nga và Iran đã giúp ông Assad giành lại 70% Syria, nhưng giao tranh vẫn dai dẳng ở vùng tây bắc. Hơn 80% người Syria phải sống trong cảnh nghèo khổ.

Mau thuan gia toc giua Tong thong al-Assad va dai gia giau nhat Syria hinh anh 1 615002afab7b453ca7e4bd514ee97dbe.jpg
Ông Makhlouf, anh em họ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, là đại gia giàu có và quyền lực nhất quốc gia Trung Đông. Ảnh: AP.

"Dù không có khả năng thách thức ông Assad, ông Makhlouf đã phơi bày những mâu thuẫn khi chiếc bánh bị co lại. Ông ta chỉ đứng dưới ông Bashar một chút", Financial Times dẫn lời ông Emile Hokayem, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định.

Đại gia Makhlouf bị Washington buộc tội lợi dụng mối quan hệ gia đình để tham nhũng. EU cũng trừng phạt ông ta vì cấp tiền cho chiến tranh chế độ trong cuộc xung đột kéo dài gần một thập kỷ. Hôm 3/5, ông Makhlouf tự gọi mình là nhà tài trợ lớn nhất của dịch vụ an ninh Syria.

Mối quan hệ rạn nứt

Từ năm ngoái, đã có những dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt giữa mối quan hệ giữa ông trùm Syria và tổng thống nước này. Hồi tháng 12/2019, Bộ Tài chính Syria đóng băng tài khoản của ông Makhlouf và một công ty dầu khí được đăng ký ở Liban sau khi bị Mỹ ra lệnh trừng phạt. Ông Makhlouf sau đó phủ nhận việc có liên quan đến công ty trên.

Đến tháng 4, chính quyền Ai Cập bắt một con tàu chở ma túy từ Syria. Đáng nói, ma túy được nhét bên trong các hộp sữa MilkMan - thương hiệu thuộc sở hữu của ông Makhlouf. Tháng trước, Bộ Viễn thông Syria yêu cầu Syriatel và đối thủ MTN phải trả tổng cộng 180 triệu USD phí đánh giá lại.

Theo Financial Times, tình hình chính trị bên trong Damascus vẫn là một bí ẩn. Vì vậy các nhà phân tích không thể xác định lý do ông Makhlouf bị rơi vào tầm ngắm. Tuy nhiên, nhà nước Syria hiện thiếu tiền mặt, đồng tiền sụt giá, nhiều doanh nhân phàn nàn về các loại thuế phí.

Mau thuan gia toc giua Tong thong al-Assad va dai gia giau nhat Syria hinh anh 2 r.jpg
Thủ tướng Assad muốn củng cố lại quyền lực khi nền kinh tế đất nước tê liệt. Ảnh: AP.

Trong khi đó, Nga, quốc gia hỗ trợ chính của ông Assad về mặt quân sự, đang bị kéo vào một cuộc giao chiến lâu dài hơn ở Syria.

Tuy nhiên, gốc rễ của xung đột gia đình có thể bắt nguồn từ mối quan hệ căng thẳng trong nhiều năm giữa ông Makhlouf và Đệ nhất phu nhân Syria Asmaa al-Assad, theo hai nguồn tin của Financial Times. Bà Assad đứng đầu hai tổ chức viện trợ lớn nhất của Syria với hàng chục triệu USD tài trợ quốc tế mỗi năm.

Mặc dù bị nhiều người chỉ trích vì cáo buộc tham nhũng và ủng hộ chế độ, ông Makhlouf vẫn hỗ trợ cộng đồng Alawite (một giáo phái của Hồi giáo Shia) thông qua các hoạt động từ thiện của mình.

Bà Lina Khatib, Chủ tịch Viện Vấn đề Quốc tế Hoàng gia, cho rằng ông Makhlouf cố tỏ ra rằng mình đang bảo vệ lợi ích của cộng đồng Alawite. Một số chuyên gia cũng cảnh báo về việc những động thái tiếp theo chống lại ông Makhlouf có thể tạo ra xung đột nội bộ trong cộng đồng Alawite.

Theo Zing News