Tư duy quyết định sự giàu có, suy nghĩ theo cách nào, sự nghiệp của bạn sẽ đi theo hướng đó

26/09/2018 17:00

Theo triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi, chìa khóa để thành công là khi tư duy của bạn tập trung vào cách phát triển giá trị bản thân, coi tiền như một công cụ để kiếm được tiền nhiều hơn.


Theo triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi, chìa khóa để thành công là khi tư duy của bạn tập trung vào cách phát triển giá trị bản thân, coi tiền như một công cụ để kiếm được tiền nhiều hơn.

 

Đạt được sự tự do tài chính cần rất nhiều công sức, nhưng theo triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi, đầu tiên bạn cần bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn có cách tư duy "thiếu thốn" hay tư duy phát triển?

Ramit Sethi lập luận, để trở nên giàu có, bạn phải thay đổi cách suy nghĩ về tiền bạc. Thay vì xem tiền là có hạn, bạn phải tiết kiệm, bảo toàn tài sản, hãy nghĩ tiền là một công cụ và ưu tiên cách suy nghĩ để bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Chuyên gia tài chính cá nhân Sethi giải thích, những người có suy nghĩ "thiếu thốn" thường cho rằng: Tôi có một món tiền và sẽ không để ai chạm vào nó. Mặt khác, những người có tư duy phát triển thường tư duy rằng: Tôi hài lòng với những gì mình kiếm được, nhưng tôi nghĩ tôi có thể làm được nhiều hơn thế. Tôi có thể phát triển hơn, tôi có thể thử thách bản thân mình.

Thay vì tằn tiện, tiết kiệm, những người thành công nỗ lực để tạo ra thu nhập bằng nhiều cách như việc làm thêm, nghề tày trái hay các khoản đầu tư... Chìa khóa thành công của họ là luôn tập trung vào những cách kiếm được nhiều tiền hơn.

"Bạn có thời gian sau giờ làm việc, hãy bắt đầu một công việc phụ tùy theo khả năng. Nhưng hãy suy nghĩ xem bạn có thể phát triển và kiếm được bao nhiêu so với số tiền bạn có thể tiết kiệm và bảo toàn. Đó là cách bạn bắt đầu tạo nên sự giàu có của riêng mình", Ramit Sethi nói.

Tư duy quyết định sự giàu có, suy nghĩ theo cách nào, sự nghiệp của bạn sẽ đi theo hướng đó - Ảnh 1.

Chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi.

Mặc dù Sethi thừa nhận rằng, nhiều người trẻ không chi tiêu tiền một cách không ngoan. Nhưng ông cũng khuyên rằng, họ nên ưu tiên việc tạo ra nguồn thu nhập hơn là chỉ chăm chăm vào việc cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm.

"Bạn có nên cắt giảm chi tiêu nếu nhận thấy bản thân chi tiêu quá nhiều tiền cho những điều không cần thiết như các dịch vụ trực tuyến hàng tháng mà bạn hiếm khi dùng hay mua sắm quá nhiều... Số tiền bạn tiết kiệm có giới hạn, còn số tiền bạn có thể kiếm được thì không", Ramit Sethi nói.

Số tiền bạn kiếm được năm 20 tuổi có thể không lớn, nhưng bạn có thể tăng nó lên gấp nhiều lần khi đã 25, 30, 35 tuổi nếu đầu tư đúng cách. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể phát triển, học hỏi và khiến bản thân mình trở nên giá trị hơn đối với thị trường và chính bản thân mình. Những người luôn tiết kiệm, muốn bảo toàn tài sản của họ bởi họ có cách nào để thay đổi nó, sẽ phải chấp nhận với thực tại và cuộc sống bình thường...