Sinh nhật 10 tuổi Winmart

11 thói quen tưởng như "xấu" nhưng lại lành mạnh

29/05/2018 15:50

Từ trước đến nay, theo quan điểm truyền thống thì việc ngủ ngắn, uống rượu vang hay các thức uống kích thích thường xuyên, hoặc cứ ngồi ì trên ghế văn phòng thay vì đến phòng tập thể dục đều bị liệt vào các thói quen xấu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây lại chứng minh được điều ngược lại.

Thay vì đi đỗ lỗi cho việc lười tập thể dục, các nhà khoa học đã xem xét các nghiên cứu dựa trên lập trường “Chúng là khuynh hướng được cho là không lành mạnh” - từ việc kêu gọi mọi người ngưng uống nước tăng lực hay dùng quá nhiều món trứng ốp la cho bữa sáng. Và dưới đây là 11 “thói quen xấu” nhưng lại thực sự lành mạnh.

  1. Bỏ bữa sáng

Ăn sáng là điều không bắt buộc. Một số nghiên cứu từng chứng minh rằng bỏ bữa ăn đầu tiên trong ngày có thể dẫn đến tăng cân nhưng đến gần đây, các nhà khoa học lại tìm ra điều ngược lại - ăn chay, hoặc thỉnh thoảng bỏ bữa, thực sự có thể giúp một số người giảm cân.

Một trong những kiểu phổ biến nhất trước giờ chính là thời gian biểu ăn từ 8 giờ sáng và trải dài trong 16 tiếng tiếp theo. Nhưng bây giờ, nhiều người có khuynh hướng gián đoạn các bữa ăn, họ bắt đầu ăn từ 12 giờ trưa cho đến 8 giờ tối, tức là bỏ qua bữa ăn sáng.

Các nghiên cứu lớn cho rằng sự nhịn ăn liên tục thực sự có thể giảm cân theo như chế độ ăn truyền thống. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nó còn mang lại những lợi ích khác, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và thậm chí  là kéo dài tuổi thọ - nhưng những nghiên cứu này cần được tiến hành nhiều hơn trên con người.

  1. Uống cà phê

Hồi tháng Ba vừa qua, một thẩm phán của bang California đã phán quyết rằng Starbucks và các doanh nghiệp cà phê khác cần phải đưa ra các cảnh báo về ung thư trên sản phẩm của họ.

Bất chấp phán quyết đáng sợ này, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc thường xuyên uống cà phê có thể giảm nguy cơ ung thư cũng như có nhiều lợi ích sức khỏe khác như bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên hạn chế lượng caffeine trong khoảng 400mg mỗi ngày, tức khoảng 3-4 cốc cà phê “phin”tiêu chuẩn.

  1. Ăn trứng

Những lời khuyên về ăn uống lành mạnh dường như thay đổi thường xuyên.

Ví dụ như, trứng - một sản phẩm động vật chứa nhiều cholesterol, chất béo, protein và một số vitamin và khoáng chất quan trọng - đã bị lôi ra đặt vấn đề trong nhiều năm. Nhưng thực tế thì trứng rất tốt cho sức khỏe. Trong khi những người da trắng tiên phong  ủng hộ thực phẩm ít chất béo, họ cho rằng ít ăn trứng là một cách để loại bỏ calo, chất béo và cholesterol nhưng điều này hoàn toàn không cần thiết.

Trứng chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng mà bạn không thể có được từ các loại thực phẩm khác như vitamin B12 và phốt pho. Chúng cũng giàu protein cơ bắp và chất béo bão hòa, khiến chúng ta mau no và không thể ăn quá nhiều.

Thêm vào đó, trứng chứa một lượng cholesterol ổn định và không dẫn đến mức cholesterol cao ở những người khỏe mạnh. Cũng giống như việc ăn chất béo không chuyển hóa thành chất béo, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc ăn cholesterol không nhất thiết sẽ bị chuyển hóa thành cholesterol cao.

  1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo

Theo lời khuyên của Bộ Nông nghiệp trong những năm 1990s, hàng triệu người Mỹ đang tìm cách giảm cân đã chọn chế độ ăn ít chất béo và có hàm lượng tinh bột cao. Họ đã chọn bơ thực vật thay cho bơ sữa và chọn khẩu phần ăn "không chất béo" thay vì ăn "thường xuyên" như trước, họ phải kiềm chế niềm đam mê ăn uống của mình với các loại thực phẩm giàu chất béo. Nhưng lời khuyên này không đúng hoàn toàn như mọi người vẫn tưởng.

Một thử nghiệm kéo dài 8 năm liên tục thực hiện trên gần 50.000 phụ nữ, khoảng một nửa trong số đó đã ăn kiêng ít chất béo, kết quả cho thấy rằng những người có kế hoạch ăn ít chất béo không giúp họ giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đại trực tràng hoặc bệnh tim. Thêm vào đó, họ cũng không giảm cân nhiều, nếu có. Các nghiên cứu mới cho rằng chất béo có ích cho sức khỏe, như chất béo từ hạt, cá và bơ, thực sự tốt cho bạn ở mức độ vừa phải. Vì vậy, bạn cần thêm chúng trở lại vào chế độ ăn uống của mình nếu bạn chưa có.

  1. Sử dụng mạng xã hội

Việc giới trẻ ngày nay bị nghiện mạng xã hội hay cứ chăm chú vào màn hình điện thoại được mô tả như “căn bệnh xã hội” và được cảnh báo không tốt cho sức khỏe.

Nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này được đánh giá là kém chất lượng. Phần lớn bằng chứng cho thấy điện thoại thông minh không có hại, và trong một số trường hợp, chúng lại còn là một phương tiện hữu ích.

Năm ngoái, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý đã kiểm tra thời gian sử dụng điện thoại có ảnh hưởng như thế nào lên hơn 120.000 thanh thiếu niên Anh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng mạng truyền thông xã hội không có hại cho phần lớn thanh thiếu niên. Trên thực tế, đôi khi nó rất hữu ích, tạo được sựu kết nối nhiều hơn và nhận được sự hỗ trợ tình cảm từ nhiều người.

"Nhìn chung, về bản chất, việc sử dụng vừa phải công nghệ kỹ thuật số không có hại mà ngược lại, tạo được không gian kết nối mọi người tốt hơn.", các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.

  1. Nghiện nước uống tăng lực

Nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhận được cái nhìn từ các đồng nghiệp của mình khi đang mở một lon Red Bull. Các câu hỏi và phán xét dường như không bao giờ kết thúc. "Uống nhiều cho chết à!" hẳn đã có ai đó lắc đầu nói với bạn như thế. "Toàn là hóa chất, uống làm gì không biết!", hay những điều tương tự như vậy.

Sự thật là, Red Bull (ít nhất là loại không đường) không hẳng là điều khủng khiếp đối với bạn. Ngoài việc cung cấp 10 calo và không có đường, nó chỉ có 80 miligram caffeine, chỉ bằng khoảng 1/3 lượng cà phê nhỏ giọt của Starbucks. Hay các thành phần khác như vitamin B và taurine (một dạng axit amin có chức năng hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh, là thành phần phổ biến trong các loại nước tăng lực), các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chúng ở mức an toàn cho bạn.

  1. Uống 1-2 ly rượu vang

Quá nhiều thứ được gắn mác không tốt cho sức khỏe, và rượu cũng không ngoại lệ.

Nhưng một số nghiên cứu đang bắt đầu chỉ ra rằng những người uống vừa phải (tức khoảng 1-2 ly rượu vang hoặc 1 cốc bia mỗi ngày) có thể được hưởng một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Một nghiên cứu được công bố năm ngoái trên tờ Journal of Alzheimer Disease cho thấy những người uống thường xuyên có khả năng kháng bệnh “suy giảm nhận thức” nhiều hơn những người không uống rượu ở tuổi 85. Một đánh giá của 74 nghiên cứu khác về chủ đề này cũng kết luận rằng những người uống rượu vừa phải có nguy cơ giảm nhận thức thấp hơn những ngườicai rượu bia hoàn toàn.

  1. Luôn bật thông báo của bạn

Tại hội nghị phát triển Google I/O gần đây của Google, công ty đã tiết lộ một loạt các tính năng hướng đến việc hạn chế những gì thường được gọi là "nghiện công nghệ". Và một trong số đó là tính năng mới giúp người dùng dễ dàng chặn các thông báo, điều khiến nhiều người cho rằng gây lo lắng và hạn chế năng suất.

Nhưng không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc tắt thông báo sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu cố gắng giải quyết vấn đề lo lắng bằng cách dập tắt chúng hoàn toàn như họ đã làm trong một nghiên cứu gần đây, nó thực sự khiến mọi người cảm thấy căng thẳng nhiều hơn chứ không hề giảm đi.

Tuy nhiên, bạn có thể có một lựa chọn tốt hơn: Những người trong nghiên cứu nhận được thông báo của mình theo đợt chứ không theo thời gian thực tế và kết quả cho thấy họ cảm thấy bớt căng thẳng và hạnh phúc hơn những người đã nhận chúng bình thường hoặc không nhận được chúng.

  1. Duy trì những buổi tập luyện dài

Bạn không cần phải đổ mồ hôi hàng giờ tại phòng tập thể dục để giữ dáng.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập nhỏ, có cường độ cao như tập luyện 7 phút có thể có lợi hơn trong việc luyện tập cơ bắp và bảo vệ tim mạch hơn so với một số dạng tập thể dục khác.

"Luyện tập trong thời gian ngắn với cường độ cao có thể mang lại lợi ích tương tự hoặc lớn hơn so với tập luyện truyền thống, tập luyện vừa phải", Chris Jordan-người sáng tạo ra bài tập 7 Minute Workout của Johnson & Johnson cho biết.

  1. Ăn thực phẩm chứa gluten

Gluten là hỗn hợp gồm 2 protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch giúp tạo nên những mẻ bột dẻo và sánh để làm bánh. Nếu bạn đã từng ăn một miếng bánh pizza, chính gluten là chất tạo sự kết dính của mẻ bột bánh. Gluten không phải là một thành phần “rác”, chỉ trừ khi bạn mắc căn bệnh hiến gặp celiac (không dung nạp gluten) thì chất này mới trở nên không lành mạnh.

Một số người gợi ý rằng bệnh celiac đang có chiều hướng gia tăng, nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã bác bỏ tư tưởng đó. Một số người cho rằng rằng họ không mắc bệnh celiac nhưng chỉ "nhạy cảm" với gluten, một nghiên cứu nhỏ của Đại học Monash hồi năm 2013 chỉ ra rằng điều đó cũng không đúng, vì phản ứng tiêu hóa của con người dường như chẳng có gì để làm với lượng chất này.

Thay vào đó, sự đầy hơi và khó chịu mà nhiều người gặp phải khi ăn gluten - và sự biến mất đột ngột của những triệu chứng này sau khi cắt thành phần gluten - có thể đến từ các loại thực phẩm khác được chế biến cùng và quy trình chế biến không phù hợp với các thực phẩm chứa gluten.

  1. Ngủ ngắn

Người có thói quen “ngủ ngắn” không hẳn là vô ích. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen này thực sự có thể liên kết được với các lợi ích sức khỏe đáng kể, đặc biệt là nếu bạn đang thiếu ngủ.

Theo một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity, trong đó, các nhà nghiên cứu so sánh tác dụng của giấc ngủ ngắn 30 phút so với ảnh hưởng của giấc ngủ 10 tiếng lên những người bị thiếu ngủ. Kết quả là giấc ngủ ngắn giúp trả bạn về mức bình thường của trạng thái miễn dịch quan trọng , vốn đã bị giảm sút khi mất ngủ.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu giấc ngủ Robert Stickgold của Harvard, những giấc ngủ ngắn thậm chí có thể giúp một số người giải quyết vấn đề khi năng lượng và sự tập trung của họ bị suy yếu.

Ý Nhi

Bạn đang đọc bài viết "11 thói quen tưởng như "xấu" nhưng lại lành mạnh" tại chuyên mục Phong cách.