Sinh nhật 10 tuổi Winmart

3 kiểu bữa sáng mà tế bào ung thư "yêu thích" nhất, đáng tiếc là nhiều người Việt đang duy trì hàng ngày mà không biết

07/11/2020 22:00

Ăn sáng dù được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn như thế nào để dinh dưỡng không biến tác nhân gây bệnh quả thực không dễ.


Ăn sáng dù được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn như thế nào để dinh dưỡng không biến tác nhân gây bệnh quả thực không dễ.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ, Adelle Davis từng nói: "Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn xin". Thật vậy, bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày bởi nó cung cấp dinh dưỡng để khởi động quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo, đồng thời cung cấp năng lượng để hoàn thành công việc trong ngày.

Ăn sáng dù được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn như thế nào để dinh dưỡng không biến tác nhân gây bệnh quả thực không dễ. Tùy thuộc vào kinh tế, điều kiện sống mà mỗi gia đình sẽ có cách ăn sáng khác nhau, tuy nhiên dù như thế nào các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tránh sử dụng 3 bữa sáng dưới đây bởi chúng có thể khiến cho các mầm mống ung thư trong bạn phát triển mạnh mẽ.

1. Bữa sáng nhiều đồ ngọt: Không chỉ gây tiểu đường mà còn gây ung thư

Buổi sáng là thời điểm lượng đường trong máu khá thấp vì thế không ít người có cảm giác thèm đồ ngọt. Tuy nhiên, các món ăn sáng thấm đẫm đường như bánh ngọt, bánh rán tẩm đường, bánh mật, đồ uống có đường... thật sự không phải là lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn đầu tiên trong ngày.

Đồ ngọt trong bữa sáng không chỉ gây bệnh tiểu đường mà còn có thể làm tổn thương các tế bào, từ đó gia tăng nguy cơ phát triển ung thư. Nhà sinh học phân tử người Bỉ, Johan Theeensin, người từng tham gia nghiên cứu về mối liên quan giữa đường và sự phát triển của khối u cho biết: Việc tiêu thụ đường quá nhiều có thể gây ra sự kích thích tế bào ung thư phát triển và tăng trưởng nhiều hơn.

Nhiều người cho rằng protein là chất mà khối u cần để phát triển nhưng sự thật đường mới là thứ khối u "thích nhất". Hơn nữa, những loại thực phẩm, đồ uống chứa đường thường ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều calo. Từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì - yếu tố gây ung thư cao.

Dù vậy, chúng ta không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn các món ăn chứa nhiều đường mà chỉ cần hạn chế sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày mà thôi.

2. Bữa sáng với đồ uống, thực phẩm quá nóng: WHO cảnh báo gây ung thư

Với nhiều người, cảm giác khoan khoái nhất là được nhâm nhi một tách cà phê hay một bát cháo nóng hổi khi vừa thức dậy. Những đồ ăn, thức uống nhiệt độ cao thật sự có thể gây hại cho sức khỏe.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ lâu đã phân loại đồ uống quá nóng vào nhóm thực phẩm có thể gây ung thư. Theo IARC định nghĩa, đồ uống hay thực phẩm quá nóng nghĩa là cao hơn 65 độ C, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng , hầu họng và thực quản.

Những đồ ăn, thức uống nhiệt độ cao thật sự có thể gây hại cho sức khỏe.

Tiêu thụ đồ ăn ở nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên dùng thức ăn ấm (khoảng tầm 50 - 65 độ C) để miệng và thực quản dễ dàng thích ứng.

3. Bữa sáng với đồ ăn sẵn: Tăng nguy cơ ung thư ruột

Theo định nghĩa của WHO, các thực phẩm chế biến sẵn bao gồm giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng... Đáng nói, các thực phẩm này thường xuyên xuất hiện trong bữa sáng của nhiều quốc gia và được trẻ em khắp nơi yêu thích.

3 kiểu bữa sáng mà tế bào ung thư yêu thích nhất, đáng tiếc là nhiều người Việt đang duy trì hàng ngày mà không biết - Ảnh 2.

WHO xếp các thực phẩm trên vào danh sách “tác nhân gây ung thư cho người” (nhóm 1). Theo người phát ngôn của Hội đồng Ung thư NSW, Clare Hughes: "Lý do khiến thịt chế biến có thể gây ung thư là vì chúng có thể chứa hóa chất. Các chất bảo quản nitrit được sử dụng để bảo quản thịt chế biến có thể tạo thành N-nitroso này và có thể dẫn đến ung thư ruột".

Tuy nhiên, không phải bạn cứ ăn thịt chế biến sẵn là sẽ bị ung thư. Chuyên gia Hughes cho biết nguy cơ ung thư còn phụ thuộc vào việc bạn ăn bao nhiêu và ăn chúng trong bao lâu. Dù sao, các loại đồ ăn sẵn trên vẫn nên được hạn chế sử dụng.

Bữa sáng của bạn nên đảm bảo tiêu chí gì để tránh bệnh tật?

3 kiểu bữa sáng mà tế bào ung thư yêu thích nhất, đáng tiếc là nhiều người Việt đang duy trì hàng ngày mà không biết - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn giàu cacbon hydrate phức hợp (đường đa) có trong các loại ngũ cốc: gạo, mì, ngô, khoai củ.., cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, có nghĩa là vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thời gian ăn sáng không nên quá sớm cũng không nên quá muộn, tốt nhất trong khoảng 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.

Tham khảo: Businessinsider/Huffingtonpost