Sinh nhật 10 tuổi Winmart

5 câu chuyện sáng nghiệp "tay không dựng cơ đồ" của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo

05/03/2019 20:01

"Chúng ta không có tiền, vậy chúng ta hãy cống hiến tinh thần, thời gian của chúng ta. Rất đơn giản, chỉ cần bỏ ra chút thời gian. Chúng ta thành khẩn, chúng ta thành tâm đối đãi, thì cuối cùng cơ hội sẽ chủ động tìm đến chúng ta", ông Tan Cheng Chai nói.


"Chúng ta không có tiền, vậy chúng ta hãy cống hiến tinh thần, thời gian của chúng ta. Rất đơn giản, chỉ cần bỏ ra chút thời gian. Chúng ta thành khẩn, chúng ta thành tâm đối đãi, thì cuối cùng cơ hội sẽ chủ động tìm đến chúng ta", ông Tan Cheng Chai nói.

"Tôi có đủ năng lực và ý tưởng, nhưng không có vốn, không có quan hệ, không có kỹ thuật, không có nhân tài, do đó tôi không thể thực hiện được giấc mơ sáng nghiệp của mình". "Tôi là một nhân tài xuất sắc, nhưng lại ở trong đội ngũ những người tầm thường, do đó tôi đành nước chảy bèo trôi".

Trên đây là những lời oán trách thường thấy ở nhiều người. Nhưng sau khi xem xong những mẩu chuyện này, bạn sẽ hiểu rằng không thực hiện được ước mơ lý do không phải là thiếu năng lực, ý tưởng hay là dũng khí.

1. Charles Wang: Lập quỹ kinh doanh bắt đầu bằng thấu chi một chiếc thẻ tín dụng

5 câu chuyện sáng nghiệp tay không dựng cơ đồ của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo - Ảnh 1.

Charles Wang là doanh nhân người Mỹ, sáng lập và là CEO của Computer Associates International, Inc, là công ty phần mềm với quy mô doanh thu hàng tỷ đô la.

Charles Wang là hậu thế của người di cư gốc Hoa, từ rất sớm ông đã suy nghĩ về con đường sự nghiệp tương lai của mình. Khi còn đi học, ông thấy mục quảng cáo của Thời báo New York  có đến nửa trang đều là tuyển nhân viên lập trình máy tính. Cho rằng trên thị trường nhất định cần lập trình viên, thế là ông học phát triển phần mềm.

Sau khi tốt nghiệp, Charles vào công ty điện toán dữ liệu tiêu chuẩn làm việc, vừa làm lập trình vừa làm kinh doanh, đã học được nhiều kỹ năng. Sau đó không lâu có một cơ hội đã thắp sáng giấc mơ sáng nghiệp của ông: Công ty CA của Thụy Sỹ đến Mỹ tìm đại lý tiêu thụ. Charles nhận thấy mình có đủ năng lực là việc này. Nhưng thật đáng tiếc, ông không có tiền thành lập công ty.

"Mình không được để lỡ mất cơ hội này!". Ông nghĩ ra một biện pháp, tìm mấy người hợp vốn làm song vẫn không đủ. Ông lại làm thẻ tín dụng mà khả năng có thể làm được, thấu chi kim ngạch lớn để bổ sung. Họ còn nghĩ hết các biện pháp tiết kiệm giá thành, ví dụ như tìm một chủ nhà cần người lao động, thông qua làm việc cho chủ nhà để trả tiền thuê nhà.

"Thu nhập của tháng này chúng tôi dùng trả cho thẻ tín dụng tháng trước, sau đó lại thấu chi. Rất nhiều tháng chúng tôi đều xoay xở nhờ thấu chi của tấm thẻ tín dụng này". Vì có trải nghiệm này nên sau này có người hỏi Charles sự khác biệt của ông với Bill Gate là gì. Ông nói: "Bill Gate không biết mùi vị của cái đói".

2. Sukanto Tanoto: Ông lo quan hệ, tôi làm tốt công việc

5 câu chuyện sáng nghiệp tay không dựng cơ đồ của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo - Ảnh 2.

Sukanto Tanoto là người giàu nhất Indonesia với tải sản năm 2013 là 2,3 tỷ đô la, đã sáng nghiệp từ năm 17 tuổi. Bắt đầu từ bán linh kiện cho công ty dầu khí, dần dần mở rộng kinh doanh, cho đến làm nhà thầu cho công ty dầu khí, sau lại bước vào nghề chế biến gỗ, lập các xưởng sản xuất gỗ ván.

Ban đầu Sukanto dựa vào bản sự và năng lực của mình để kinh doanh. Sau này ông mong muốn bước vào nhiều ngành nghề hơn, ví dụ như ngành trồng cọ, mở rộng công ty hơn nữa. Ông cảm thấy năng lực mình không đủ. Khi đó môi trường kinh tế chính trị Indonesia phức tạp, muốn trồng cọ mở rộng ngành nghề công ty thì phải có quan hệ xã hội rộng, phải có người chống lưng, nhưng ông lại không có.

Trước khó khăn, Sukanto vẫn quyết tâm làm bằng được. Ông nói, quan hệ không phải là Trời sinh, không có quan hệ thì đi tìm quan hệ. Sau nhiều lần xoay xở ngược xuôi, ông tìm được một doanh nhân có quan hệ và thế lực sau lưng rất mạnh là Sudono Salim. Ông chủ động tìm đến, đưa ra dự án của mình và mời Sudono hợp tác.

"Tôi nói với ông ấy rằng, tôi không có quan hệ, nhưng tôi có khả năng có thể kinh doanh tốt. Ông có quan hệ, ông không cần đích thân làm, mà giúp tôi giải quyết các sự việc quan hệ. Chúng ta hợp tác, cùng làm cho nó lớn mạnh".

Sudono đánh giá cao năng lực và dũng khí của Sukanto nên đã vui lòng nhận lời hợp tác. Dự án dầu cọ của họ đã sáng tạo nên kỳ tích trong ngành trồng trọt của Indonesia, chỉ trong thời gian ngắn 5, 6 năm đã kiếm được hơn 1 tỷ đô la.

3. Yue-Kong Pao: Mượn tiền ra biển thành vua tàu biển thế giới

5 câu chuyện sáng nghiệp tay không dựng cơ đồ của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo - Ảnh 3.

Yue-Kong Pao là một trong những doanh nhân thân công nhất thế kỷ 20 của Hồng Kông. Ông sáng nghiệp là từ số tiền vay mượn.

Đầu tiên ông mượn bạn mè tiền mua một con tàu cũ. Sau đó ông dùng tàu để thế chấp ngân hàng vay tiền. Sau khi vay tiền ông lại mua chiếc tàu thứ 2. Cứ như thế ông dùng khoản tiền mượn của bạn không cần thế chấp, quay vòng phát triển, đã nhanh chóng khiến kinh doanh của mình trở nên lớn mạnh. Kinh điển nhất là, có lần ông lại không cần thế chấp ngân hàng mà mượn được tiền để mua một con tàu mới.

Làm thế nào mà làm được như vậy?

Đầu tiên ông đặt đóng tàu ở một nhà máy đóng tàu Nhật Bản. Cầm hợp đồng đặt đóng tàu và với chữ tín của mình, ông đã ký được hợp đồng cho thuê chiếc tàu này với một công ty vận tải Nhật Bản. Sau đó ông thông báo với ngân hàng về 2 sự việc này.

"Tôi đặt chế tạo một chiếc tàu mới ở Nhật, giá 1 triệu. Đồng thời, tôi cũng ký một hợp đồng cho thuê tàu với một công ty vận tải Nhật Bản, sau khi tàu đóng xong, họ sẽ thuê chiếc tàu này, tiền thuê mỗi năm là 750.000. Họ đã đảm bảo như thế này rồi, chỉ cần tàu chế tạo xong thì tiền thuê sẽ không có vấn đề. Vì vậy tôi xin quý ngân hàng giúp đỡ, cho tôi vay 1 triệu, để tôi chế tạo chiếc tàu này".

Ngân hàng nghe thấy chế tạo tàu 1 triệu, tiền thuê mỗi năm 750.000, chưa đầy 2 năm là đã trả hết khoản vay. Hơn nữa lại có người bảo lãnh số tiền vay 750.000 này, đương nhiên có thể giải ngân cho ông. Thế là giấc mơ đẹp của ông đã thành hiện thực.

5 câu chuyện sáng nghiệp tay không dựng cơ đồ của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo - Ảnh 4.

4. Tan Cheng Chai: Nhiệt tình và sức lực của bạn chính là tài sản và quan hệ của bạn

Tan Cheng Chai là người sáng lập kiêm CEO của công ty Stanta Metal Drum của Malaysia, cũng là một trong những doanh nhân ‘tay không mà nổi cơ đồ", là nhà cung cấp các sản phẩm đóng gói kim loại cho rất nhiều công ty lớn trên thế giới.

Cha Tan Cheng Chai có 11 người con, ông là thứ 7, cả nhà sống dựa vào một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Khi ông còn nhỏ cuộc sống vô cùng vất vả. Khi ông sáng nghiệp, không có tiền, không có quan hệ. Chạy vạy ngược xuôi lo được một chút tiền, mua được một chiếc xe tải nhỏ để làm ăn nhỏ. Nhưng việc này không thỏa ước mơ, ông mong muốn làm ăn lớn.

Không tiền, không quan hệ, làm thế nào làm ăn lớn đây? Cuối cùng ông nghĩ ra cách, dùng sức lực xây dựng quan hệ, dùng quan hệ đi kiếm tiền, kiếm mối làm ăn.

Khi đó, một số trường học, đoàn thể, thương hội tuyển nhân viên tình nguyện. Hễ có cơ hội là ông tham gia lao động tình nguyện, còn dùng xe của mình vận chuyển miễn phí. Thời gian lâu dần, rất nhiều người quen biết ông, thích ông, rồi có người giới thiệu cho ông mối làm ăn, có người hỏi ông có cần giúp gì không, có người cho ông mượn tiền, có người đầu tư cho ông, thậm chí còn chủ động dẫn dắt ông, cho ông cổ phiếu công ty, dẫn ông làm kinh doanh. Rồi kinh doanh càng ngày càng lớn.

"Các bạn trẻ nhất định phải ghi nhớ, không phải bạn không có cái gì. Bạn có nhiệt tình, lòng chân thành và có sức lực, có trí tuệ. Nhưng trước tiên bạn cần phải cống hiến. Hãy cống hiến cái tâm bạn, năng lực của bạn, để mọi người nhận thức được bạn, hiểu bạn, sau đó sẽ cho bạn cơ hội".

Tan Cheng Chai còn nói: "Khi tôi còn trẻ đã làm rất nhiều sự việc như thế này. Hiện nay tôi vẫn làm như thế. Chúng ta không có tiền, vậy chúng ta hãy cống hiến tinh thần, thời gian của chúng ta. Rất đơn giản, chỉ cần bỏ ra chút thời gian. Chúng ta thành khẩn, chúng ta thành tâm đối đãi, thì cuối cùng cơ hội sẽ chủ động tìm đến chúng ta".

5 câu chuyện sáng nghiệp tay không dựng cơ đồ của các tỷ phú: Dốc sức cống hiến cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình, cuối cùng nhận được phúc báo - Ảnh 5.

5. Ngô Huệ Quyền: Công nhân đã cho tôi làm ông chủ

Ngô Huệ Quyền là CEO của tập đoàn quốc tế Phúc Tân Hồng Kông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ ở Quảng Đông, đến Hồng Kông tìm cuộc sống mới.

Ở Hồng Kông, ông làm công nhân trong xưởng may, mỗi tháng được 500 HKD. Đối với ông lúc đó mà nói, đó là lương rất cao rồi. Ông rất trân quý, nỗ lực làm việc, được ông chủ đánh giá cao. Bắt đầu từ công nhân giặt, từng bước đến các vị trí khác, trở thành người đa năng, tiền lương cũng một mạch cao lên đến 2700 HKD.

Một lần cầu hôn bị từ chối vì bị chê là công nhân, Ngô Huệ Quyền có mong muốn làm ông chủ. Một lần ông thấy có một xưởng nhỏ tuyển giám đốc, lương thấp hơn lương hiện tại của ông khá nhiều, nhưng ông không suy nghĩ lập tức ứng tuyển.

"Làm người không nên chỉ nhìn trước mắt, phải nhìn xa. Một vài năm kiếm ít tiền một chút, thậm chí không kiếm được tiền cũng không vấn đề gì. Làm giám đốc rồi, sân chơi đã khác, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người nhiều việc hơn, được tôi luyện nhiều hơn, cơ hội sau này làm ông chủ sẽ lớn hơn. Đây là việc của cả đời người" - Ngô nói.

Người tuyển dụng rất do dự, lo ông không làm được, nhưng ông rất kiên quyết nói, nếu mình làm không tốt thì không lĩnh lương. Cuối cùng ông chủ cũng động lòng cho Ngô cơ hội. Ông biết muốn sáng nghiệp không chỉ cần có tiền mà còn cần có người, một loạt người. Thế là trong thời gian làm giám đốc ông đã bắt đầu bồi dưỡng người cho tương lai.

"Tôi cùng với công nhân hòa đồng làm một. Họ lương thấp, tôi cao hơn một chút, thì cho họ mượn, cho họ tiền. Có tiền cùng tiêu. Bữa ăn của họ không tốt, có lúc thêm giờ ông chủ cũng không mời họ ăn cơm, tôi bỏ tiền cải thiện bữa ăn cho họ" - Ngô nói. Thời gian lâu dần những người này có quan hệ tốt với ông hơn cả với ông chủ.

Ngô nói, ông tốt với mọi người, nếu nói không muốn báo đáp thì là giả. "Tôi nghĩ sau này tôi có khó khăn cần đến họ, họ khẳng định sẽ giúp tôi. Nhưng tôi không nhất định cần họ hồi đáp, vì mọi người cùng nhau làm việc là duyên phận. Con người không thể kết giao với nhau chỉ vì lợi ích".

Những báo đáp đến với ông nhanh hơn ông nghĩ. Năm 1984 đàm phán Trung - Anh, nhiều người lo lắng tương lai Hồng Công nên đã tới tấp bán nhà máy, cửa hiệu di cư ra nước ngoài. Ông chủ của Ngô cũng là một người trong số đó. Một hôm ông chủ tìm đến Ngô, thần sắc nghiêm trọng nói: "A Quyền à, cậu và công nhân vất vả, nhưng hình thế bắt buộc, chúng ta phải đóng cửa nhà máy, giải tán công nhân…"

Ngô Huệ Quyền không nỡ lòng thấy công nhân thất nghiệp, tìm mọi người bàn bạc nên làm thế nào. Các công nhân nhất trí mời ông tiếp quản nhà máy, Ngô nói, tôi không có tiền. Các công nhân nói, không sao, anh Quyền, chúng tôi có thể không cần lương mấy tháng, chỉ cần có cơm ăn là được rồi, hơn nữa chúng tôi còn có thể bỏ ra ít tiền cho anh.

Như thế, Ngô bỏ ra một số tiền, thêm tiền của các công nhân đã tiếp quản nhà máy này. Do mọi người đồng lòng, nhà máy rất nhanh chóng khởi sắc, lớn mạnh.

***

Có rất nhiều người cũng "tay trắng làm nên", "tay không mà nổi cơ đồ" như 5 trường hợp trên. Tất cả đều có điểm chung là họ đều dốc sức CỐNG HIẾN cho NGƯỜI KHÁC, bằng tấm lòng chân thành CỦA MÌNH, thế nên cuối cùng họ được sự nghiệp. Đây cũng là mối quan hệ nhân duyên, nhân quả, muốn được thì trước tiên phải mất, muốn có phúc báo thì trước tiên làm việc tốt cho người khác, có nghĩa là hành thiện tích đức. Khi đã có đủ mối nhân duyên, có uy tín, có cống hiến, thì những thứ đó quay trở lại với bản thân, mà chúng ta gọi là phúc báo, hay gọi là vận tốt.


Tâm Bình

Theo Trí Thức Trẻ