Sinh nhật 10 tuổi Winmart

5 dấu ấn định hình tương lai Viettel của ông Nguyễn Mạnh Hùng

25/07/2018 15:45

"Viettel phải trở thành một doanh nghiệp phát triển công nghệ cao, phải sản xuất được thiết bị viễn thông, phải trở thành một tập đoàn công nghệ viễn thông thế hệ mới", ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

28 tuổi, ông Nguyễn Mạnh Hùng đặt chân vào công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco), tiền thân của Viettel. Kể từ đó đến nay, cuộc đời, sự nghiệp của ông gắn chặt với những thăng trầm của Viettel.

Năm 2014, ông Hùng trở thành TGĐ Tập đoàn. Trong hơn 4 năm ở vai trò thuyền trưởng Viettel, ông Hùng đã để lại nhiều dấu ấn mang tính quyết định tương lai của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội.

Viettel trở thành DNNN hiệu quả nhất 

Trong 4 năm qua, Viettel đã liên tục đi đầu, chủ động thực hiện những nhiệm vụ khó như đầu tư hạ tầng mạng lưới băng rộng cả cố định và di động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phát triển các công cụ, công nghệ bảo vệ không gian mạng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn tham gia nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng viễn thông, vũ khí công nghệ cao, làm chủ không gian mạng và bảo đảm an toàn thông tin quốc gia.

Viettel hiện cũng là DNNN hiệu quả nhất, đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc gia với doanh thu đạt 12 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 27%, lợi nhuận lớn nhất đạt 42.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất đạt 41.000 tỷ đồng, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD.

Dẫn dắt xu thế phát triển của ngành viễn thông và CNTT Việt Nam.

5 dấu ấn định hình tương lai Viettel của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh 2.
Đồ họa: Hương Xuân)

Viettel đã có những bước đầu tư đột phá cho hạ tầng viễn thông. Mạng cố định siêu băng rộng bằng công nghệ cáp quang GPON đã được đầu tư đến từng hộ gia đình kể cả vùng nông thôn và miền núi.

Chỉ trong 6 tháng, mạng 4G của Viettel đã phủ đến 95% dân số đô thị và 90% dân số toàn quốc. Cùng với hạ tầng lưu trữ dữ liệu và công nghệ điện toán đám mây liên tục được đầu tư mở rộng, Viettel đã định hình một mạng viễn thông và CNTT lớn nhất, hiện đại nhất, là cơ sở hạ tầng kỹ thuật quyết định vị thế dẫn dắt của Viettel trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tại Việt Nam.

Về đầu tư nước ngoài, Viettel cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên và duy nhất của Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông tại nhiều thị trường nước ngoài. Hiện nay, Viettel đã kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Việc đẩy mạnh đầu tư ra các thị trường ngoài Việt Nam là chiến lược mà Viettel theo đuổi không chỉ nhằm mục tiêu phát triển lĩnh vực viễn thông và CNTT mà còn phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu sản xuất của Tập đoàn.

Đưa ra giải pháp góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Không chọn cách triển khai Chính phủ điện tử dưới dạng các dự án đầu tư, ông Hùng đã đưa ra giải pháp đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông, để tránh việc các Bộ, ngành, đơn vị, cũng như các doanh nghiệp phải đầu tư.

Điều này sẽ giảm thiểu chi phí về duy trì đội ngũ phụ trách mảng CNTT, giảm chi phí đầu tư ban đầu, tránh rủi ro về việc thay đổi công nghệ …

Từ sáng kiến này, đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển các dịch vụ CNTT ra thuê ngoài để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

5 dấu ấn định hình tương lai Viettel của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh 3.
Thiết kế: 7 pm)

Tạo không gian phát triển mới cho Viettel với việc hình thành 3 ngành công nghiệp mới 

Theo đó, từ một doanh nghiệp thuần tuý kinh doanh dịch vụ viễn thông, đến nay, Viettel đã bổ sung cho mình 3 ngành công nghiệp hoàn toàn mới.

Đó là ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, ngành công nghiệp điện tử viễn thông, ngành công nghiệp an ninh mạng.

Chính bởi vậy, đầu năm 2018, Chính phủ đã có quyết định thông qua điều lệ và đổi tên Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.

Tiến hành tái cấu trúc Viettel toàn diện

5 dấu ấn định hình tương lai Viettel của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh 4.
Đồ họa: Hương Xuân.)

Với sự tư vấn của 2 trong số 4 công ty trong lĩnh vực tư vấn chiến lược nổi tiếng thế giới (BCG và Hay Group), trong 2 năm qua, Viettel đang có những chuyển dịch mang tính nền tảng để trở thành Tập đoàn toàn cầu với các tiêu chuẩn quốc tế theo hướng tinh gọn, linh hoạt, lấy khách hàng làm trung tâm.

Mô hình mới đã được thiết kế theo hướng tăng tính tự chủ của các đơn vị kinh doanh, Tập đoàn chịu trách nhiệm dẫn dắt về chiến lược, tri thức, giảm số lớp, giảm chồng chéo giữa các đơn vị, hình thành các đơn vị kinh doanh theo các phân khúc khách hàng, thiết kế lại các quy trình tiếp xúc với khách hàng, đưa các công nghệ mới, tự động hoá quy trình để tăng trải nghiệm khách hàng. Một trong số những ví dụ rõ nét là Tập đoàn Viettel trước có tới hơn 20 phòng ban giờ giảm còn 12.

Tập đoàn cũng xây dựng các trung tâm sáng tạo để kích thích việc hình thành và thực thi các ý tưởng mới. Cơ chế lương mới được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, trả lương theo giá trị tạo ra, định vị lương của Viettel dẫn đầu thị trường nhằm thu hút được lực lượng lao động toàn cầu.

Theo Nam Dương/Trí Thức Trẻ