Sinh nhật 10 tuổi Winmart

7 cam kết về tài chính trong năm mới: Hãy thực hiện nó để trị tận gốc căn bệnh "viêm màng túi" và rủng rỉnh tiền bạc suốt cả năm

01/01/2019 11:42

Cam kết đầu năm (New Year's Resolution) - một thói quen của người phương Tây mỗi dịp năm mới đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều dành những ngày cuối năm để nhìn lại một năm đã qua và viết ra những cam kết sẽ quyết tâm thực hiện trong năm mới. Các mục tiêu về tài chính là một trong những nội dung không thể thiếu trong bản "cam kết đầu năm" này.


Cam kết đầu năm (New Year's Resolution) - một thói quen của người phương Tây mỗi dịp năm mới đã trở nên cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều dành những ngày cuối năm để nhìn lại một năm đã qua và viết ra những cam kết sẽ quyết tâm thực hiện trong năm mới. Các mục tiêu về tài chính là một trong những nội dung không thể thiếu trong bản "cam kết đầu năm" này.

Dù thu nhập của bạn ở mức nào thì bạn vẫn tạo ra được một khoản tài chính cho bản thân mỗi năm. Nhưng thật buồn là rất nhiều người vẫn không để dành được bất kì một khoản tiền tiết kiệm nào và "chẳng hiểu tiền đi đâu hết". Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên quyết tâm thực hiện 7 cam kết về tài chính sau đây trong năm mới để luôn rủng rỉnh tiền bạc suốt cả năm.

1. Đừng lười - hãy vẽ "bức tranh tài chính" của bạn ra giấy

Cam kết đầu tiên về tài chính bạn nên quyết tâm thực hiện trong năm mới là vẽ "bức tranh tài chính" của bạn ra giấy. Nhiều người cho rằng họ không thể có nổi một khoản tiền tiết kiệm bởi họ luôn có quá nhiều khoản phải chi. Nhưng dù thu nhập của bạn ở mức nào thì bạn vẫn có thể tiết kiệm được tiền nếu có kế hoạch tài chính rõ ràng. Có thể mất một giờ hoặc lâu hơn để bạn kiểm kê tất cả các khoản tài chính, nhưng tuyệt đối đừng "bỏ qua" điều này bởi nó vô cùng quan trọng.

2. Theo dõi các khoản chi tiêu của bạn

Một số rủi ro tài chính xảy ra đơn giản vì chúng ta chưa chú ý đến thói quen chi tiêu. Hãy xem xét những khoản chi không cần thiết và những khoản chi tiêu chưa hiệu quả. Chẳng hạn như: bạn đã mua thẻ tập gym cho 3 tháng nhưng chỉ đi tập có 2 buổi, bạn hào hứng đăng ký khóa học tiếng Anh nhưng rồi lại bỏ dở giữa chừng,... đây đều là những khoản chi tiêu chưa hiệu quả cần xem xét lại. Hãy theo dõi sát sao các khoản chi của bạn bởi những điều nhỏ này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tình hình tài chính năm tới.

3. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ

Một năm mới sắp đến, bạn vô cùng hào hứng với rất nhiều giải pháp hay ho để cải thiện tình hình tài chính. Nhưng bạn chắc chắn sẽ thất bại nếu để mình bị cuốn vào những giải pháp này một cách quá mức. Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ trong chi tiêu bởi chúng có thể được thực hiện và duy trì trong thời gian dài hơn. Khi đó, có thể bạn sẽ nhận ra việc thay đổi để tiết kiệm không quá khó như bạn vẫn nghĩ. Một bước tiến trong việc chi tiêu hợp lý và cắt giảm các khoản chi không cần thiết sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trong việc tạo dựng tài chính trong năm mới.

4. Tìm thêm các nguồn tạo ra thu nhập khác

Kiếm thêm một chút tiền mỗi tháng trong năm mới có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình hình tài chính của bản thân, thậm chí là "rủnh rỉnh" tiền bạc. Bạn không thể biết hết năng lực của bản thân nếu bạn chưa khám phá và sử dụng chúng. Hãy nghiêm túc nhìn nhận năng lực bản thân một cách khách quan và liệt kê ra những việc bạn có thể làm. Hãy mạnh dạn thử sức và nắm lấy cơ hội tạo ra các nguồn thu nhập khác cho bản thân trong năm mới này.

5. Suy nghĩ kĩ trước khi chi tiêu với quy tắc "5 phút" và "48 giờ"

Bạn chuẩn bị mua một món hàng mà không có chủ đích trước đó, hãy tự cho bản thân mình "5 phút nghỉ ngơi" trước khi đưa ra quyết định. Có thể thời điểm này bạn nghĩ mình cần mua nó nhưng chỉ một lát sau bạn đã không còn nghĩ như vậy. Nếu bạn cần chi một khoản tiền lớn, hãy áp dụng quy tắc "48 giờ". Sau khoảng thời gian này, nếu bạn vẫn nghĩ rằng mình cần mua nó, hãy tính toán và đưa ra phương án mua tối ưu và "kinh tế" nhất. Thói quen mới này sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc kiểm soát các khoản chi tiêu ngoài kế hoạch trong năm mới.

6. Hãy coi việc trả tiền cho bản thân mình là "khoản chi" đầu tiên

Nếu bạn không chủ đích tạo ra những khoản tiết kiệm mỗi tháng thì bạn gần như sẽ khó có được một khoản tiền dự trù nào cho bản thân. Hãy coi số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng là khoản bạn phải "trả" cho bản thân mình và hãy ưu tiên thanh toán nó trước tiên. Các chuyên gia tài chính khuyến khích các cá nhân nên có mục tiêu tài chính lớn và bắt đầu bằng cách tự động tiết kiệm tiền khi được nhận lương mỗi tháng.

7. Lập kế hoạch tài chính cho tương lai

Bất kì ai cũng cần nghỉ hưu khi đến một thời điểm nào đó và bạn cũng vậy. Để chủ động và sẵn sàng cho việc này, bạn hãy dành thời gian để dự tính tình hình tài chính của mình sẽ diễn ra như thế nào và sẽ kết thúc ở đâu. Điều này sẽ không dễ dàng như các mục tiêu trên, nhưng hãy suy nghĩ về nó. Khi bạn có kế hoạch tài chính cho tương lai, bạn sẽ nhìn thấy bức tranh tổng thể và chủ động hơn trong cuộc sống.


Khánh Ly

Theo Nhịp Sống Kinh Tế