Bạn có nằm trong số đó?
1. Sếp không mở lời trước với tôi thì mắc gì tôi nói chuyện với sếp
Một số người trong công ty của bạn có thể nghĩ rằng họ có năng lực nên họ chẳng cần giao tiếp với sếp và việc hiểu sếp cũng không mấy quan trọng. Trong đầu họ suy nghĩ rằng mình hiểu sếp làm gì cho mệt. Sếp không hiểu và thông cảm cho mình thì hà cớ gì phải hiểu và thông cảm cho sếp?
Nhưng có một điều rằng nhiều lúc sếp không chủ động liên lạc với bạn, có thể họ khá bận rộn quản lý công ty, hoặc vì các cuộc họp hay gặp đối tác... Nếu bạn không chủ động liên lạc hay trò chuyện với sếp khi không bận rộn thì bạn có thể mất cơ hội để sếp hiểu bạn hay bạn sẽ mất cơ hội thể hiện tài năng và bỏ lỡ cơ hội phát triển của chính mình.
2. Sếp không chú ý đến tôi thì mắc gì tôi phải làm tốt công việc?
"Tôi đã làm rất nhiều việc lớn nhỏ, nhưng lãnh đạo không ngó ngàng hay công nhận tài năng của tôi. Nếu sếp đã không ngó ngàng đến tôi, vậy tôi làm việc hết sức để ai xem?" là câu cửa miệng của nhiều nhân viên. Thế là, công việc không thể hoàn thành đúng hạn và kế hoạch làm việc đã chậm gấp 3 lần tiến độ cũ vì sếp không để ý. Không có sếp nhưng vẫn còn tay chân của sếp trong công ty. Chỉ cần những người này báo lại với sếp, anh ta có thể nhanh chóng bị liệt kê vào hàng nhân viên làm việc kém hiệu quả, sẽ bị sa thải.
Bạn đến công ty để làm việc, bạn bỏ công sức để đổi lấy đồng tiền, hãy làm sao để sếp móc ví ra trả bạn mà không cần suy nghĩ chứ không phải đưa bạn vào danh sách đen.
3. Sếp không khen tôi, tôi không thể làm việc
Những người này là kiểu người dễ bị cảm xúc hóa trong công ty. Họ hầu như chỉ dựa vào sự khuyến khích của người lãnh đạo để kiếm sống. Khi sếp khen ngợi, họ vui như hội, còn nếu sếp quên khen, những người này có thể ngồi một chỗ từ sáng đến tối mà không làm việc. Những người như vậy sớm muộn gì cũng được sếp nói lời tạm biệt.
4. Làm không xong việc bèn lí do lí trấu với sếp thay vì nghĩ cách giải quyết vấn đề
Những người như vậy trong công ty không phải là hiếm. Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ luôn sử dụng rất nhiều lý do khách quan để chứng minh rằng họ đã cố gắng hết sức. Những lý do này dường như là thuyết phục khiến sếp bỏ qua. Nên hãy làm việc thay vì nghĩ lý do, không thì sẽ có ngày sếp nghĩ ra lí do để đuổi bạn đấy.
5. Làm điều gì đó sai nhưng hi vọng "thần không biết quỷ không hay" để không "chuyện bé xé ra to"
Loại người này chuyện lớn không làm sai, toàn làm sai chuyện nhỏ, không đi trễ thì đòi về sớm. Công việc không xong hôm nay thì mai xong, sai có tí xíu mà lo gì. Khi mọi người nhìn chằm chằm vào lỗi sai của anh ta, anh ta sẽ nói: "Chuyện này bình thường thôi, ai cũng làm như vậy mà, có gì đâu." Những người như vậy nếu không sửa từ những lỗi nhỏ thì đến khi họ phạm lỗi lớn, không ai gánh vác nổi đâu.
6. Không hiểu công nghệ hay quy trình liền đổ lỗi, phàn nàn rằng do công ty không đào tạo
Những người như vậy là chưa được khai sáng. Không biết thì có thể hỏi đồng nghiệp hoặc tra cứu hoặc lên internet … nhưng họ đều không làm. Kết quả, khả năng phục vụ khách hàng kém để khách phê bình, kỹ năng bán hàng không hiệu quả khiến doanh số giảm…
Khi được hỏi về vấn đề này, hầu hết họ sẽ nói: "Công ty đã không đào tạo chúng tôi về khía cạnh này." Câu nói này khiến công ty mất đi những mối quan hệ kinh doanh tốt đáng lẽ là của công ty.
7. Không được thăng tiến nên nói rằng công ty phúc lợi kém, không tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
Hiệu suất của những người như vậy trong công ty thường được nói: "Dù thế nào đi nữa, việc quản lý của công ty cũng khá hỗn loạn và không hữu ích để tôi thể hiện khả năng". Một số người nói: "Tôi muốn phát triển bản thân, nhưng đơn vị rất hỗn loạn ..."
Những người này đang thiếu mục tiêu làm việc, mục đích sống, mục đích của nghề nghiệp, hoặc không đúng mục đích. Môi trường không tốt của công ty có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một người, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến người không biết phải trái.
Theo Trí Thức Trẻ