Con người ai cũng có tham vọng của mình nhưng muốn có một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh và có thể sống an yên cả đời người xưa đã đúc kết 9 điều không nên làm. Trong mỗi câu nói đó đều như một lời nhắn nhủ đến con cháu về sau.
Ngày xưa học giả Chu Văn An cho rằng, mọi bệnh tật đều từ chữ “dục” tức là từ ham muốn của con người mà ra. Bởi thế, muốn khỏe mạnh thì phải biết cách tiết chế ham muốn đó lại:
1. Quần áo không nên quá ấm
Con người thường nghĩ khi đủ kinh tế nhất định bản thân luôn phải giữ ấm cơ thể mình bởi họ sợ mặc mỏng quá sẽ cảm lạnh. Đúng, việc mặc mỏng dẫn đến cảm lạnh nhưng mặc ấm quá chưa chắc đã hay.
Quần áo mặc trên con người khi mặc quá ấm áp cũng dễ bị cảm vì không thể thoát mồ hôi ra ngoài được. Mặc quần áo hãy mặc vừa đủ, cảm thấy thoải mái hoạt động và đủ ấm chứ đừng ấm quá mức.
2. Ăn không cần quá no
Con người thường vì tham một miếng ăn mà dễ làm hại đến dạ dày của bản thân. Cơ thể con người năng lực hấp thụ của chúng ta có giới hạn. Đừng chỉ vì “No lòng đói con mắt” mà vẫn tiếp tục ăn thêm, điều đó quả thực không tốt.
Khi ăn chỉ ăn 7 đến 8 phần no, trong bữa ăn nên có canh, rau thịt kết hợp. Tuyệt đối hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga vì sẽ gây hại cho sức khỏe của bản thân.
3. Nhà không cần quá rộng
Trong cuộc sống, đời người tất thảy ai cũng có tham vọng của bản thân. Người thì mong có cơm no, áo ấm, có người lại mong nhà cao cửa rộng.
Nhưng sống ở trên đời, chúng ta nên học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh. Không nhất định phải sống trong một căn nhà quá rộng, nguy nga tráng lệ vì căn nhà ấy sẽ khiến bạn kiệt kệ vì dọn dẹp, vì mệt mỏi, vì những khoản nợ trên đầu.
Con người chỉ cần sống trong một ngôi nhà vừa đủ tiện nghi, một căn phòng đủ sạch sẽ và thoải mái. Khi ấy tâm tính của chúng ta sẽ luôn lương thiện, không tham vọng sân si.
4. Không cần đi quá nhanh
Để giữ gìn sức khỏe tốt chúng ta nên tạo dựng thói quen đi bộ. Nếu phải ngồi xe một thời gian lâu sẽ khiến cho chân bạn mất đi sự linh hoạt, nhanh nhẹn vốn có. Nhưng cũng đừng vì thế mà trở nên vội vàng, hấp tấp.
Những người lúc nào cũng vội vội, vàng vàng sẽ chỉ thêm mệt mỏi, khổ sở. Sức khỏe của chúng ta được đảm bảo bằng cách hoạt động chậm rãi, vừa đủ.
5. Không lao động quá mệt
Mỗi một người sẽ có cường độ lao động khác nhau. Nhưng con người ai cũng có những giới hạn nhất định của bản thân.
Việc lao động quá sức khiến cho con người dễ bị thương, làm việc là việc cả ngày, cả tháng, cả năm và kéo dài cả đời chứ không phải ngày một ngày hai là xong. Vì vậy luôn kết hợp làm việc điều độ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khỏe.
6. Không nên quá an dật
Cả ngày không động tay động chân làm gì bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên vô vị. Vậy nên ngay cả khi đã về hưu chúng ta cũng nên tham gia các hoạt động như đọc sách, viết lách, tập thể dục để cảm thấy tinh thần thoải mái, sức khỏe được cải thiện và tăng tuổi thọ.
7. Không nên giữ bực tức trong người, không nên tức giận quá lâu
Cuộc sống con người không thể lúc nào cũng như ý muốn của bản thân. Có rất nhiều chuyện xảy ra khiến bản thân khó lòng có thể không khó chịu, tức giận.
Nhưng tâm trí muộn phiền thì vạn lần càng không nên tức giận, việc đó sẽ không chỉ khiến bản thân tổn thương mà cơ thể cũng bị tổn thương. Để có thể kiểm soát cảm xúc, nên thường xuyên duy trì thái độ lạc quan trong cuộc sống.
8. Không nên cầu danh lợi
Tiền tài, danh lợi chỉ là vật ngoài thân, sinh không mang đến, tử không mang đi, chỉ như mây khói bay mà thôi. Sống thoải mái, an nhàn hưởng thụ, có danh lợi thì tốt, không có thì đừng tham lam tuy cầu.
9. Không tham lam
Con người có thể sống một đời không tham lam, không truy cầu, không vướng mắc ràng buộc. Bản thân cảm thấy đủ, cảm thấy hài lòng và luôn vui vẻ, thuận theo lẽ tự nhiên là có thể sống khỏe mạnh không lo bệnh tật.