Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Ai bảo đàn ông nấu cơm cho vợ thì không có sự nghiệp? Hãy nhìn vào cuộc đời "ông tổ" của mì ăn liền thế giới này

22/07/2019 15:11

Người đàn ông này đã trở thành ông tổ mì ăn liền nhờ... nấu cơm cho vợ


Người đàn ông này đã trở thành ông tổ mì ăn liền nhờ... nấu cơm cho vợ

Món mì gói chắc hẳn không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Báo cáo của tổ chức GIA cho thấy lượng mì ăn liền trên thế giới sẽ đạt 126,8 tỷ gói vào năm 2022 nhờ sự phát triển của công nghệ cũng như tăng trưởng trong nhu cầu tiêu dùng.

Riêng Việt Nam là một trong 15 quốc gia đang tiêu thụ mì gói nhiều nhất, xếp vị trí thứ 5, sau Ấn Độ và ngay trước Mỹ. Hiện nay, bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 53,5 gói mì ăn liền mỗi năm.

Tuy nhiên, nói về lịch sử mì ăn liền, có lẽ không nhiều người biết rằng chúng được phát minh trong một lần giúp vợ nấu ăn tình cờ tại Nhật Bản.

Ước mơ của vị cựu chủ tịch ngân hàng

Trong suốt nhiều thập niên vừa qua, Nhật Bản đã đóng góp cho thế giới vô vàn những phát minh đáng giá như máy ảnh kỹ thuật số, tàu cao tốc hay máy nghe nhạc… Tuy nhiên, có lẽ phát minh thực dụng phổ biến nhất của người Nhật đối với thế giới lại là mì gói.

Ai bảo đàn ông nấu cơm cho vợ thì không có sự nghiệp? Hãy nhìn vào cuộc đời ông tổ của mì ăn liền thế giới này - Ảnh 1.

Chính nhờ sản phẩm này mà hàng triệu người đã sống sót trong các đợt thiên tai hoặc tầng lớp nghèo khổ có thể trụ vững trong nền kinh tế. Ngay tại Nhật Bản, những đợt sóng thần và động đất tàn phá cuộc sống của người dân nhưng nhờ những gói mì, người dân nơi đây vẫn kiên cường trụ vững.

Tất cả câu chuyện cho sự phát minh vĩ đại này bắt đầu vào ngày 15/8/1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh, ông Momofuku Ando đang lang thang dọc quê hương Osaka của mình nhằm tìm kiếm nơi ở mới.

Khu vực này bị ảnh hưởng bởi 2 quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, qua đó khiến hàng loạt người dân phải chịu cảnh mất nhà cửa và thiếu thốn lương thực. Ông Ando nhìn thấy hàng dài người xếp hàng chờ đợi tại các cửa hàng để được ăn một bát mì. Ngay lập tức, ông Ando hiểu rằng hòa bình sẽ chỉ đến với đất nước ông nếu tất cả mọi người đều có đủ thức ăn.

Tất nhiên, ông Ando chưa thể thực hiện ý tưởng này khi đang là chủ tịch của một ngân hàng. Phải đến năm 1957, nhà phát minh này mới có thời gian đầu tư nghiên cứu khi ngân hàng phá sản.

Thành công nhờ nấu cơm cho vợ

Ban đầu, ông Ando đặt mục tiêu sản xuất loại thực phẩm ăn liền ngon, nấu nhanh, kinh tế, an toàn cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Ban đầu ông Ando tập trung nghiên cứu thực phẩm mì vốn được người dân nước này ưa chuộng, thích hợp cho những người lao động Nhật thời kỳ hậu chiến.

Ai bảo đàn ông nấu cơm cho vợ thì không có sự nghiệp? Hãy nhìn vào cuộc đời ông tổ của mì ăn liền thế giới này - Ảnh 2.

ông Momofuku Ando

Tuy nhiên, khâu khó khăn nhất là rút nước khỏi mì, hay làm khô mì vẫn chưa được ông Ando hoàn thiện cho đến một ngày nấu cơm cho vợ.

Khi đó ông Ando đổ mì vào chảo để làm mì xào cho bữa tối, rồi ông nhận ra rằng mì trộn mỡ không chỉ mất nước nhanh hơn ở nhiệt độ cao mà còn chín nhanh hơn. Kể từ đây, món mì ăn liền chính thức ra đời.

Nghĩ lại về thời gian đó, ông tổ của món mì ăn liền này cho biết chính thất bại của việc duy trì ngân hàng đã tiếp thêm sức mạnh cho ông. Việc sáng tạo ra mì ăn liền không chỉ hoàn thành ước mơ cứu vớt những lao động đói ăn thửa xưa mà còn giúp ông Ando hối lỗi với tổ quốc.

Vào năm 1958, sản phẩm mì ăn liền Chikin Ramen lần đầu tiên ra đời nhưng phần lớn công chúng coi loại thực phầm này là hàng xa xỉ do chúng đắt hơn mì thường. Dẫu vậy, sự tiện lợi của loại mì này nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân và trở thành món ăn phổ biến trong xã hội Nhật.

Không dừng lại ở đó, ông Ando muốn mở rộng sản phẩm này ra thị trường thế giới, đặc biệt là Phương Tây khi họ không quen dùng đũa. Ý tưởng dùng dĩa nhựa được hình thành nhằm giúp sản phẩm mì ăn liền tiếp cận thị trường này.

Ai bảo đàn ông nấu cơm cho vợ thì không có sự nghiệp? Hãy nhìn vào cuộc đời ông tổ của mì ăn liền thế giới này - Ảnh 3.

ông Momofuku Ando

Vào năm 1966, trong một lần thăm Mỹ, ông Ando lại tiếp tục nảy ra ý tưởng mì cốc khi nhìn thấy một số khách hàng sử dụng cốc cà phê để ăn mì gói. Sau 5 năm phát triển, sản phẩm mì cốc được đưa ra thị trường vào năm 1971.

Ông Ando mất vào năm 2007 nhưng những gì ông để lại cho xã hội là vô cùng to lớn. Năm 2008, tổng số mì gói tiêu thụ trên toàn thế giới đạt 94 tỷ gói, tương đương mỗi người trưởng thành trên trái đất tiêu thụ 14 gói mỗi năm. Đến năm 2015, con số này đã đạt 97,7 tỷ gói, tương đương 270 triệu gói mì được người dân sử dụng mỗi ngày. Trong đó Việt Nam đứng thứ 2 nếu xét về mức tiêu thụ mì gói bình quân đầu người với 51,9 gói/người/năm.


AB

Theo Trí Thức Trẻ