Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và 1 đại diện nữa của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019

24/09/2019 11:34

Bất kể nền tảng khác nhau ra sao, họ đều là những người đang thách thức các định kiến và phá vỡ rào cản của nhiều ngành công nghiệp của khu vực.


Bất kể nền tảng khác nhau ra sao, họ đều là những người đang thách thức các định kiến và phá vỡ rào cản của nhiều ngành công nghiệp của khu vực.

Năm 2012, Forbes Asia lần đầu tiên đưa ra danh sách gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc đang thay đổi ngành các ngành công nghiệp và khu vực. Kể từ đó, danh sách trên đã trải qua quá trình chuyển đổi: Năm 2013, tên danh sách được đổi thành Women In The Mix và năm ngoái là Emergent 25. Ban biên tập cho biết điều này là rất cần thiết để phản ánh sự gia tăng của các doanh nhân tự thân, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và bán lẻ.

Danh sách năm nay có tên Power Businesswomen 2019 với mục tiêu vẫn là làm nổi bật những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Forbes chỉ giới hạn danh sách ở 25 nhân vật, trong đó, có 2 đại diện đến từ Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của Vietjet Air và bà Trần Thị Lệ - CEO của NutiFood.

Được lựa chọn vì thành tích đáng chú ý, những người phụ nữ trong danh sách này cho thấy sự đa dạng trong bối cảnh kinh doanh của châu Á bằng việc trở thành doanh nhân, nhà đầu tư và giám đốc điều hành cấp cao. Bất kể nền tảng khác nhau ra sao, họ đều là những người đang thách thức các định kiến và phá vỡ rào cản của nhiều ngành công nghiệp của khu vực.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và 1 đại diện nữa của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 - Ảnh 1.

CEO của hãng hàng không Vietjet Air – bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất xây dựng và điều hành một hãng hàng không thương mại lớn ở Việt Nam. Thành công đã giúp bà trở nên giàu có. Bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất Đông Nam Á với tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.

Bà Trần Thị Lệ

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và 1 đại diện nữa của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 - Ảnh 2.

Từ năm 2013, khi trở thành cổ đông lớn của Nutrition Food, bà Lệ cùng chồng của mình là ông Trần Thanh Hải đã biến NutiFood thành nhà sản xuất sản phẩm dinh dưỡng từ sữa hàng đầu của Việt Nam. Năm ngoái, doanh thu của công ty đã tăng gấp 3 lần lên 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế lên tới 828.000 tỷ đồng.

NutiFood hiện vận hành 4 nhà máy tại Việt Nam, sản xuất hầu hết các sản phẩm sữa như sữa bột trẻ em và thực phẩm bổ sung khác. Bà Lệ là CEO trong khi ông Hải là Chủ tịch của công ty. Họ đặt mục tiêu mở rộng NutiFood ra ngoài Việt Nam bằng cách đầu tư ra nước ngoài thông qua liên doanh, sáp nhập và mua lại. Gần đây, NutiFood đã thành lập một liên doanh với công ty Asahi của Nhật Bản để cung cấp thực phẩm bổ sung và các sản phẩm dành cho trẻ em tại Việt Nam dưới thương hiệu Wakodo NutiFood.

Một doanh nhân khác trong danh sách là Tan Hooi Ling, người đồng sáng lập và COO của công ty khởi nghiệp decacorn (đạt giá trị 10 tỷ USD trở lên) đầu tiên tại Đông Nam Á – siêu ứng dụng Grab (hiện được định giá 14 tỷ USD).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và 1 đại diện nữa của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 - Ảnh 3.

Ling (35 tuổi), người có bằng MBA của Đại học Harvard đã dẫn dắt công ty cùng người đồng sáng lập Anthony Tan trong việc huy động 9 tỷ USD kể từ khi ra mắt năm 2012. Là COO, Ling tập trung chủ yếu vào việc tăng thị phần tại 8 quốc gia và 336 thành phố nơi Grab đang hoạt động.

Nhật Bản là một quốc gia có tỷ lệ trung bình các phụ nữ trong vị trí quản lý chỉ khoảng 7,7%. Tuy nhiên, Akiko Naka (34 tuổi) đã khai phá con đường riêng bằng cách thành lập trang web tìm kiếm việc làm Wantedly và cuối năm 2017, công ty này đã có đợt IPO thành công tại Nhật. Kể từ đó, giá cổ phiếu Wantedly đã tăng gấp 3 lần, mang lại cho công ty giá trị thị trường hơn 200 triệu USD.

Ngoài các doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm cũng được vinh danh trong danh sách của Forbes. Jenny Lee là một trong những phụ nữ có thứ hạng cao nhất trong danh sách Midas của Forbes 2019. Danh mục đầu tư của bà tại GGV Capital có trụ sở tại Mỹ và Trung Quốc bao gồm 11 startup kỳ lân (được định giá từ 1 tỷ USD trở lên), trong đó có công ty trị giá lên tới 56 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và 1 đại diện nữa của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 - Ảnh 4.

Lee từng là kỹ sư máy bay chiến đấu làm việc cho Công ty hàng không vũ trụ Singapore. Đến nay, bà đã đưa 11 công ty trong danh mục đầu tư của mình lên sàn chứng khoán, bao gồm 3 đợt IPO vào năm ngoái. Khoản đầu tư năm 2012 của bà vào nhà điều hành mạng xã hội Trung Quốc YY đã thu lợi cho GGV gấp 15 lần.

Ngoài các nữ doanh nhân tự thân, danh sách còn có một số hậu duệ của các gia đình kinh doanh ở châu Á có thành tích đáng chú ý như Teresa Wibowo, người đã giúp tập đoàn gia đình 65 tuổi của mình chuyển sự tập trung từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử.

Bên cạnh đó là một số CEO khác như Nina D. Aguas, Chủ tịch điều hành của Công ty bảo hiểm nhân thọ Insular của Philippines và Kamonwan Wipulakorn, CEO của nhà phát triển bất động sản Thái Lan One Origin.


Gia Vũ

Theo Trí Thức Trẻ/Forbes