Bài học về sức bền, sức lỳ, sức nhẫn từ cuộc đời Lưu Bị: Từ một người bán hàng rong đến bá chủ lừng lẫy một phương

30/06/2019 20:16

Có rất nhiều người luôn cảm thấy cuộc sống khó khăn, kể cả trải nghiệm của bản thân, nhưng so với cuộc đời của Lưu Bị, so với những thất bại và tủi nhục Lưu Bị đã gặp phải, tất cả những điều bạn đã trải qua đều chẳng đáng kể. Vậy rốt cục, Lưu Bị đã trải qua những gì?

Lưu Bị  từ xuất thân nghèo khó đến một trong nhng nhân vật quan trọng của Tam Quốc, ba lần mời Gia Cát Lượng, về già vẫn phải sống chui lủi. Muốn thành công phải biết nhẫn nại và không từ bỏ

Ở Trung Quốc có một câu nói thế này: "Chưa tìm hiểu về con người của Lưu Bị thì chưa thể nói về cuộc sống".

Câu nói đó được lí giải như thế nào?

Hãy lắng nghe  tôi kể  về cuộc đời kiên cường của Lưu Bị, bạn tự nhiên sẽ có được đáp án.

Có thể nói, Lưu Bị chắn chắn là một nhân vật có sức ảnh hưởng nhất thời kì Tam Quốc. Từ người bán hàng rong đến khi là người xưng bá một phương, cuộc đời của Lưu Bị luôn là 1 giai đoạn đấu tranh, khích lệ mọi người.

Khi bạn cảm thấy mọi thứ mờ mịt, bối rối, lo lắng, không xác định được phương hướng, không thể nâng cao sức mạnh của mình, tôi hy vọng bạn có thể đọc hết bài viết này.

Bài học về sức bền, sức lỳ, sức nhẫn từ cuộc đời Lưu Bị: Từ một người bán hàng rong đến bá chủ lừng lẫy một phương - Ảnh 1.

Mặc dù sinh ra không hoàn hảo, nhưng không cam chịu số phận

Lưu bị dù được gọi là" Lưu hoàng thúc", nhưng so với những cường hào khác như Viên Thiệu, Viên Thuật, Tôn Quyền, Tào Tháo thì nhà của Lưu bị khiêm tốn hơn bởi trong nhà không có thứ gì đáng giá

Cha mẹ của Lưu Bị mất sớm, gia đình nghèo khó, không có cha mẹ làm chỗ dựa, ông dựa vào nghề dệt vải kiếm sống qua ngày, đó thực sự là một nhân vật nhỏ bé, một lão bách tính nhỏ bé. Thử nghĩ mà xem, một người xuất thân như vậy, sau lại lại trở thành bá chủ một phương, cùng với Tào Tháo, Tôn Quyền phân cao thấp, người như vậy thực không đơn giản.

Xuất thân của Lưu Bị không hoàn hảo, nhưng ông không cam chịu số phận, thay vào đó ông có 1 ước mơ lớn hơn, điều đó hơn những người bình thường rất nhiều lần. Khi ông còn nhỏ, ông đã chỉ vào 1 cây dâu lớn và nói với đám bạn, sau này ông nhất định phải ở nhà cao cửa rộng.

Nhà cao cửa rộng ông muốn nhắc đến chính là kiệu dành riêng của hoàng đế, chỗ ngồi của thiên tử. Chú của Lưu Bị đã nghe thấy, vội vàng ngăn cản ông lại: "Trẻ con không được nói bậy, cẩn thận bị chém đầu, chu di cửu tộc"

Trên thực tế, trước đấy cũng có 1 số anh hùng cũng đã có những câu chuyện tương tự, đặc biệt là Lưu Bang. Năm đó, Tần Thủy Hoàng đi ngao du thiên hạ, đoàn quân hùng dũng khí thế, Lưu Bang khi đó chỉ là chủ 1 gian hàng nhỏ, sau khi nhìn thấy cảnh tượng này đã phải thốt lên  "Thật lợi hại, đại trượng phu là phải như vậy; Vương triều Tây Chu của Hạng Vũ nói cách khác cần phải thay thế".

Rất nhiều người đã oán thán xuất phát điểm của bản thân không tốt, gia cảnh không đủ bề thế,  nguồn gốc gia đình đối với 1 người vô cùng quan trọng. Nhưng trong cuộc sống của chúng ta không thể phủ nhận rằng có không ít người đã phải đấu tranh về xuất thân của mình chứ không như những người sinh ra đã có tất cả. Nhưng ảnh hưởng về gia cảnh không phải là thứ để quyết định một người sau này sẽ trở thành người như thế nào, mấu chốt vẫn là sự phấn đấu về sau này.

Có những lúc, không cần phải oán trách điều gì, bởi vì oán cũng không thể thay đổi được thực tế, tất cả những gì bạn có thể làm là đối mặt với thực tế và đừng khuất phục trước số phận. Nếu bạn chấp nhận với số phận và từ bỏ quá sớm, như vậy ngay cả hy vọng cũng không có.

Bạn không thể lựa chọn xuất thân của mình, nhưng bạn có thể lựa chọn không cam theo số phận.

Bài học về sức bền, sức lỳ, sức nhẫn từ cuộc đời Lưu Bị: Từ một người bán hàng rong đến bá chủ lừng lẫy một phương - Ảnh 2.

Bị số phận đánh gục nhưng không bao giờ từ bỏ

Đến khi gặp được Trương Phi và Quan Vũ, Lưu Bị vẫn là một người bán hàng rong, không có gì trong tay, ba huynh đệ cùng nhau hội ngộ, cùng với nghĩa quân bị đàn áp, bắt đầu con đường khởi nghĩa.

Khi mới bắt đầu khởi nghĩa gặp rất nhiều khó khăn, thập tử nhất sinh, đặc biệt đối với những người tự tay gây dựng cơ đồ lại càng khó khăn hơn. Trong đầu của Lưu bị lúc đó chỉ xuất hiện duy nhất 1 từ-tuyệt vọng. Trong nghĩa quân có không ít người đã có thành tựu như: Tào Tháo, Công Tôn Toản, Đổng Trác,…

Tất cả mọi người đều là những người có gia thế chỉ có Lưu Bị  là một huyện lệnh nhỏ, còn bị bị tên đô đốc ức hiếp, kết quả là Trương Phi thay Lưu Bị trút giận, đánh bại tên đô đốc, 3 huynh đệ bắt đầu chuỗi ngày bị truy đuổi.

Sau khi gặp Công Tôn Toản, kết giao với Tôn Dung, chi viện cho Đào Khiêm, tới Từ Châu, cuối cùng Lưu Bị cũng có cơ hội xây dựng địa bàn của riêng mình, nhưng đã bị Lã Bố đánh lén, giết chết vợ ông.

Ở chỗ Tào Tháo mấy ngày, cũng bị Tào Tháo đả kích, vợ con li tán, huynh đệ không thể chung chiến tuyến.

Kể từ khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp, Lưu Bị gần như luôn tuyệt vọng, bị truy đuổi, phải ăn nhờ ở đậu,  đầu đường xó chợ.

Khó có thể đến được chỗ Lưu Biểu ở Kinh Châu, cuối cùng cũng quyết định dừng lại, khi đó đã là người trung niên 40 tuổi, sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc, hoang mang lo âu. Mặc dù nửa cuộc đời đã bị số phận xô đẩy, cuộc sống cũng không hề dễ dàng, cũng có nhưng lúc phải khóc than, nhưng ông chưa bao giờ nghĩ tới việc từ bỏ ngọn lửa trong tim mình mà vẫn luôn nỗ lực.

Thực tế, đây là cuộc sống chân thực nhất, khi gặp phải những chuyện phiền lòng, không như ý nguyện của mình, bạn có thể khóc, nhưng nhất định không được từ bỏ phải không ngừng nỗ lực, như vậy mới có hy vọng.

Lưu bị có 1 phẩm chất vô cùng quý, đó là: không bao giờ bỏ cuộc. Chính trong trận Xích Bích, Tôn- Lưu liên thủ giành được thắng lợi, Lưu Bị mới có thể đạt được vị thế của bá chủ 1 phương, sự nghiệp bước vào thời kì ổn định, khi đó ông đã gần 50 tuổi.

Trận ở Hán Trung, khi Lưu Bị đã gần 60 tuổi cuối cùng đã chiến thắng Tào Tháo 1 lần.

Sau trận ở Di Lăng, Lưu Bị đã bị Lục Tốn - hậu sinh của Đông Ngô thiêu chết tại thành Bạch Đế.

Một người bất  kể gặp phải bao nhiêu khó khăn, phong ba như thế nào, chỉ cần có thể kiên trì thực hiện giấc mơ của mình, như vậy rất hiếm có. Kiên trì nhất thời thì dễ, nhưng kiên trì cả đời là vô cùng khó.

Bài học về sức bền, sức lỳ, sức nhẫn từ cuộc đời Lưu Bị: Từ một người bán hàng rong đến bá chủ lừng lẫy một phương - Ảnh 3.

Đừng quên đi khát vọng ban đầu, giấc mơ có thể làm thay đổi cục diện

Nhắc đến sự nhẫn nhịn, nhân vật hàng đầu trong Tam Quốc là Tư Mã Ý.  Vì không muốn bước vào con đường làm quan, như cá nằm trên thớt, thà rằng tự làm gãy hai chân; để kích động Gia Cát Lượng, khi nhận được bộ quần áo nữ Tôn Minh gửi đến để sỉ nhục, vẫn bình tĩnh ngồi trong quân doanh.

Tư Mã Ý đích thực là một người nhẫn nhịn tốt, nhưng rất nhiều người cũng nhận định rằng Lưu Bị mới là một người nhẫn nhịn, khả năng nhẫn nhịn không hề thua kém Tư Mã Ý.

Năm đó, Tào Tháo và Lưu Bị hai người đều phóng khoáng anh hùng, tay chỉ giang sơn, một người hào hùng, ngang ngược, một người hướng nội, tài năng.

Tào Tháo nói rằng, có thể gọi là anh hùng thì phải là người có ý chí lớn, tâm phải có suy nghĩ tốt, phải biết co biết duỗi, trong thiên hạ chỉ có hai chúng ta.

Lúc này Lưu Bị ở xa, lo rằng Tào Tháo sẽ ganh tị với mình, vì vậy đã bất lực, chỉ cần 1 chút chuyện nhỏ cũng sẽ cố tình tỏ vẻ sợ hãi.

Như Tào Tháo đã nói, Lưu Bị là người có ước mơ, biết co biết duỗi, sẽ không dũng cảm nhất thời, trước sau như một.

Lưu bị sống nửa đời bị vùi dập, ba lần đích thân đến mời gặp Gia Cát Lượng, mới có thể gặp.

Rất nhiều người có thể không biết, Lưu Bị 46 tuổi là ông chú trung niên, không có thành công, nhưng vô cùng nổi tiếng trên giang hồ, còn Gia Cát Lượng khi 25 tuổi, rất nổi tiếng nhưng lại chưa hề chứng minh được bản thân.

Lưu Bị có thể mời 2 huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi, cả 3 nhân vật ở độ tuổi 40 đi mời 1 tên tiểu tử, kính trọng mời đến 3 lần mới được.

Với thái độ nhượng bộ hết sức, hạ thấp thân phận để mời được 1 người, hỏi mấy có ai có thể làm được, Tào Tháo không thể, Viên Thiệu lại càng không.

Bài học về sức bền, sức lỳ, sức nhẫn từ cuộc đời Lưu Bị: Từ một người bán hàng rong đến bá chủ lừng lẫy một phương - Ảnh 4.

Giấc mơ có thể làm thay đổi cục diện, bạn phải có 1 giấc mơ, chính giấc mơ ấy có thể làm lên nghiệp lớn, nếu bạn không quá quan tâm đến những gì đã mất, thì bạn sẽ không quá để tâm đến vẻ bề ngoài.

Đây cũng là lí do tại sao nói chưa đọc qua về cuộc đời của Lưu Bị thì chưa thể bàn về cuộc sống.

Có rất nhiều người luôn cảm thấy cuộc sống khó khăn, kể cả trải nghiệm của bản thân, nhưng so với cuộc đời của Lưu Bị, so với những thất bại và tủi nhục Lưu Bị đã gặp phải, tất cả những điều bạn đã trải qua đều chẳng đáng kể.

Lưu Bị chính là người đã không quên đi khát vọng lúc đầu, một mình chống lại số mệnh, cuối cùng cũng trở thành nhân vật quan trọng, trở thành người dẫn đầu thời tam quốc.

Trí thức trẻ