Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng áp lực của riêng mình, vượt qua cái đường biên này rồi, con người ta hoặc ít hoặc nhiều sẽ đều cảm thấy hoang mang, cảm thấy mệt mỏi, cảm giác bản thân như đang bị cả thế giới bỏ lại.
Vì vậy, chúng ta ai cũng cần được giải tỏa, cần được thấu hiểu.
Chỉ bằng cách trút ra hết những mệt mỏi, lo lắng bấy lâu nay, ta mới có thể cảm thấy nhẹ nhõm.
Có những tâm lý cần được thấu hiểu và chỉ có những người từng thực sự bị tổn thương, mới hiểu được.
1. Để bản thân được hít thở một chút
Tục ngữ nói, một loại gạo nuôi hàng trăm người.
Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, hít cùng một bầu không khí, ăn đồ ăn cũng không khác nhau là mấy. Nhưng vì sao tác phong, ngôn ngữ, cách xư xử lại khác nhau nhiều đến như vậy?
Bởi vì tố chất, vì tâm lý, vì những thứ vĩ đại hay tầm thường ngoài kia…
Có những người, dám bỏ ra, luôn cần cù chăm chỉ, bởi lẽ đằng sau sự nhiệt tình với công việc là hi vọng với cuộc sống, đằng sau sự kiên trì nỗ lực là khát vọng mong muốn thay đổi số phận.
Những người như vậy rất dễ dàng tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, nhưng cũng rất dễ dàng đánh mất đi động lực.
Bởi vì có những người, không thích sự tồn tại của họ.
Càng có nhiều người thích nhìn người khác thất bại.
Cũng chính vì "rừng lớn có trăm loài chim" nên chúng ta cần ý thức một điều rằng,
Bạn không thể khiến tất cả mọi người đều ủng hộ, tán đồng bạn hay yêu mến bạn.
Vì vậy, khi phải đối mặt với những công kích từ những người phản đối bạn, gặp phải sự cười nhạo từ đám đông đó, đừng dùng sự kích động thái quá để giãi bày bản thân.
Bởi vì, những người làm hỏng tâm trạng, ảnh hưởng đến trạng thái của bạn, có gạt ra sao cũng sẽ không hết.
Hãy để bản thân hít thở thật thoải mái, đừng quá xem nặng vấn đề này.
Những người đó sẽ chẳng chịu trách nhiệm cho cuộc đời của bạn, vì vậy những chế giễu và mỉa mai của họ, thực ra, đều không có ý nghĩa gì hết.
Nếu họ đã không muốn đi hiểu bạn, vậy thì bạn cớ gì phải để ý đến sự không thấu hiểu đó của họ?
Hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật thoải mái, hãy để bản thân được nghỉ ngơi.
Đừng ép mình quá chặt, bởi khi tâm lý suy sụp, bạn sẽ rất dễ đánh mất chính mình.
2. Nên từ bỏ, thì đừng kiên trì nữa
Con người, có rất nhiều chuyện chúng ta không làm được. Không ai có thể nghĩ gì là được nấy, cũng không ai dám nói rằng thứ mà tôi muốn, tôi nhất định sẽ có được.
Tất nhiên, nói vậy không phải để bảo bạn rằng làm không được thì đừng làm, mà muốn nói, có một vài chuyện, hay thử thách nếu quá khó, không phải là thứ mà bạn ở hiện tại có thể giải quyết được,
Vậy thì, lúc nên từ bỏ, chúng ta tuyệt đối đừng do dự.
Thật ra, có nhiều khi, chúng ta đều rất rõ mình nên từ bỏ cái gì.
Nhưng lại luôn do dự, cảm thấy mình có phải nếu bỏ qua rồi thì sẽ mất đi rất nhiều. Thực ra, nếu đã nghĩ đến bước này rồi thì hãy từ bỏ. Đơn giản chỉ bởi vì những lúc như vậy, bạn đã mất đi động lực để giành lấy rồi.
Từ bỏ, đây không phải một loại đòi hỏi mà là một loại nhu cầu.
Xã hội này tồn tại rất nhiều kiểu sống, nhưng không có kiểu nào là thập toàn thập mỹ cả. Vì vậy, chọn cách sống nào hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý và nhu cầu đối với cuộc sống của bạn.
Con người, có nhiều lúc rất mẫu thuẫn. Thứ muốn thì lại không có được, có nỗ lực ra sao, nghĩ cách gì thì đến cuối cùng vẫn không có được.
Đối với những chuyện như vậy, khi vẫn chưa điều chỉnh lại được tâm lý thì tôi khuyên bạn hãy từ bỏ.
Bởi càng kiên trì, càng thất vọng,
Càng thất vọng, càng dễ mất tự tin.
Mỗi người đều có phương thức sống cho riêng mình, có lẽ hôm nay bạn từ bỏ kiên trì, nhưng ngày mai bạn lại tiếp tục tiến về phía trước. Vì sao bạn của hôm nay và bạn của ngày mai lại có một sự thay đổi lớn như vậy? Nó phụ thuộc vào buổi đêm trước "ngày mai". Bạn nghĩ về mình như nào, muốn thay đổi ra sao. Vì vậy, khi vẫn chưa chuẩn bị tốt, tôi khuyên bạn nên từ bỏ,
Bởi vì chỉ có từ bỏ, bạn mới có thể nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, chứ không phải cứ cố chấp với chính mình.
Làm người cần phải hiểu được ý nghĩa của được một mất mười. Đây là đạo lý mà ai cũng nên biết trong quá trình trưởng thành đầy nghịch cảnh.
Trí Thức Trẻ