Trong xã hội hiện đại, muốn xác định một người có phải là "người nghèo" hay không thì không nên căn cứ vào điều kiện vật chất bẩm sinh của họ mà phải căn cứ vào cách tư duy của họ.
01
Cách tư duy của người giàu đều có một điểm chung: Đó là họ luôn có thể đứng ở vị trí cao, có một tầm nhìn rộng lớn
Một người bạn trên mạng từng chia sẻ một câu chuyện:
Tôi có một người bạn Đại học tính cách rất tốt. Cô ấy là một người hiền hòa, biết chăm sóc người khác và điều quan trọng là có thể kìm nén cơn giận. Sau khi đi sâu vào giao tiếp, cô ấy đã nói với tôi: "Thật ra, nguyên nhân chủ yếu khiến tính cách của mình tốt là do mình tự ti, mình sợ đắc tội với người nào đó nên chỉ có thể đối xử tốt với mọi người."
Tôi hỏi: "Tại sao lại tự ti trong khi bạn học tốt như thế?" Cô ấy có chút ngại ngùng nói với tôi: "Nhà mình rất nghèo, tiền học Đại học đều là tiền vay. Ăn không ngon, mặc không đẹp, đặc biệt đến khi học Đại học, mình nhìn thấy nhiều người đầy đủ về vật chất như thế thì cảm thấy bản thân thật thấp kém."
Cũng đúng, mỗi người trong trường dường như ai cũng có laptop, đa số ai cũng có điện thoại thông minh. Còn cô ấy thì máy tính không có, điện thoại cũng không có, con đường duy nhất để cô ấy liên lạc với thế giới bên ngoài là nghe lời truyền miệng. Ưu điểm của việc này là cô ấy có thể hoàn toàn dồn hết tâm trí vào việc học tập, cô ấy học cũng tương đối tốt, mỗi năm đều nhận được học bổng quốc gia.
Khi lần đầu tiên nghe thấy tin cô ấy lấy được học bổng thì tôi còn vui hơn cả cô ấy. Vì cô ấy có thể sử dụng số tiền đó để mua một cái máy vi tính thông thường hoặc là có thể mua một chiếc điện thoại thông minh. Có như vậy thì cô ấy mới có thể lên mạng tìm hiểu về thế giới mênh mông ngoài kia.
Nhưng kết quả là một năm qua đi, cô ấy không mua gì cả. Có một ngày, tôi hỏi cô ấy: "Bạn dùng học bổng vào việc gì vậy?" Cô ấy ngạc nhiên nói: "Dùng thế nào hả? Còn chưa kịp trả nợ nữa kìa. Ngoài học phí ra, còn tiền cha mẹ mình vay phải trả nữa."
Năm thứ hai, năm thứ ba, cô ấy vẫn không mua gì cả. Cô ấy đã liệt kê nhiều lý do khác nhau như giúp gia đình trả nợ, anh trai của cô ấy kết hôn và mua nhà cùng mọi lý do khác...
Đến năm tư, cô ấy quyết định thi thạc sĩ . Vì để tiết kiệm phí đề thi gốc tham khảo mấy trăm ngàn, cô ấy đã dành hơn một tháng đến thư viện điện tử của trường để tìm kiếm và gom góp tất cả tư liệu. Sau khi có thành tích thi, thành tích của cô ấy chỉ gần đạt, chỉ có thể đợi thông báo thi vòng hai, nhưng vì không có máy vi tính nên rất bất tiện. Lúc điều chỉnh ở trong trường muộn nửa tiếng, số người đã đủ nên cô ấy không thể báo danh.
Cuối cùng, cô ấy đã trở về quê làm một giáo viên, vừa làm việc vừa nghiên cứu thi thạc sĩ, bởi vì có lương nên có thể nuôi sống bản thân. Thành tích của cô ấy nói không chừng sẽ cao hơn rất nhiều, nếu như có điện thoại thông minh, có lẽ cô ấy cũng sẽ không bỏ lỡ thông tin điều chỉnh.
Đây được gọi là "tư duy của người nghèo". Bởi vì từng nghèo, nên khi làm bất cứ việc gì cũng suy nghĩ vấn đề tiền bạc trước. Nào ngờ bạn càng nghĩ đến vấn đề tiền bạc trước thì bạn càng mất đi cơ hội kiếm nhiều tiền hơn.
Tôi còn có một người bạn thân nghèo hơn cô ấy rất nhiều, học cũng không bằng cô ấy và cũng không lấy được nhiều học bổng như cô ấy nhưng cậu ta lại dùng tất cả những số tiền này để đầu tư cho bản thân mình.
Năm đó, cậu ta quyết định thi vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cậu ta lấy hết tiền ra đến Học viện học lớp phụ đạo rất đắt. Cậu ta ngồi tàu hỏa đi tới đi về giữa trường và Bắc Kinh mấy chục lần, sau đó thi một lần là vào. Bây giờ, cậu ta ít nhất đã viết được hơn 1000 bài bình luận phim. Một năm sau, trên cơ bản thì cậu ta đã có thể có tiền dư trợ cấp cho gia đình rồi.
Có rất nhiều người nói rằng Học viện Điện ảnh Bắc Kinh hay Học viện Trung ương hí kịch là nơi dành cho con cháu nhà giàu mới có thể học, nhưng người bạn thân vô cùng nghèo nàn này của tôi không hề sợ hãi. Anh ấy thật sự là dựa vào sức lực của mình, hoàn thành sự chuyển mình đẹp đẽ của bản thân.
Tư duy người nghèo không phải là suy nghĩ mà chỉ người nghèo mới có, mà là mang tư duy này sẽ dẫn đến bần cùng, càng lúc càng nghèo.
Ví dụ như tiền thu nhập hàng ngày của bạn là 500 ngàn, nhưng cần thời gian 1 ngày để quét dọn nhà của bạn. Trong khi đó thuê người quét dọn thì tốn 300. Vậy bạn sẽ làm thế nào? Đọc đến đây, có thể đại đa số người sẽ cảm thấy đương nhiên là thuê người quét dọn rồi. Nhưng trên thực tế, đại bộ phận người lại lựa chọn tự mình quét dọn.
02
Người giàu tư duy dùng tiền mua thời gian, người nghèo tư duy dùng thời gian đổi tiền.
Lấy một ví dụ rất thực tế: Rất nhiều người sau khi tốt nghiệp sẽ gặp phải vấn đề thuê nhà. Vậy rốt cuộc nên chọn nhà gần công ty nhưng đắt hay là nhà xa công ty nhưng rẻ đây?
Đạo diễn Đại Bằng của "Diors Man" và "Jian Bing Man" từng chia sẻ một trải nghiệm rất thú vị của bản thân:
"Lúc tôi vừa mới đến Bắc Kinh thì đã có một căn hộ ở ngoại ô nhưng tôi chưa bao giờ ở đó. Lúc công ty của tôi ở phố Trường An thì tôi sống ở gần phố Trường An. Khi công ty của tôi chuyển đến Ngũ Đạo Khẩu, tôi cũng chuyển đến Ngũ Đạo Khẩu. Lý do chính là để có thêm một cơ hội so với người khác.
Khi Chủ biên cần người, anh ấy gọi điện thoại cho tôi đến công ty đầu tiên, sau đó tôi có thể xử lý chuyện này rất hoàn hảo."
Giống như thuê nhà vậy, trong cuộc sống có rất nhiều thứ gọi là "Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền" nhưng thật ra nó đều là gài bẫy bạn:
Nếu như muốn đọc sách mà không muốn tốn tiền mua sách thì bạn có thể lên mạng tìm bản lậu, nhưng bạn đã từng tính qua cái giá của thời gian chưa? Hơn nữa, những thứ miễn phí này cũng có thể chứa vô số phần mềm lừa đảo mà bạn phải lãng phí rất nhiều thời gian để dọn sạch chúng, còn có khả năng làm cho máy tính của bạn bị nhiễm vi rút và tắt máy hoàn toàn.
Bạn vì ưu đãi mấy đồng bạc nên nhập số điện thoại vào để lấy những phiếu ưu đãi có thể căn bản không dùng được, mà phải chịu đựng việc nhận vô số tin nhắn rác.
Muốn đi xem phim thì lại xem rồi so sánh mấy tiếng đồng hồ trong mấy app mua nhóm mới quyết định mua vé nào.
Xem video miễn phí mà không trả phí thành viên, thà chịu đựng quảng cáo 120 giây mở đầu (Bây giờ quảng cáo còn được chèn điên cuồng vào giữa video).
Giả sử chi phí web video 1 năm là 700 ngàn đồng, vậy chia đều mỗi ngày khoảng chừng 2 ngàn đồng. Bạn trông có vẻ đã tiết kiệm được 2 ngàn đồng một ngày, nhưng định giá bạn đối với thời gian giải trí mỗi ngày của mình chính là 2 ngàn đồng.
Khi ông chủ của bạn bảo bạn tăng ca, bạn nói bạn muốn về nhà giải trí một chút, ông chủ của bạn có thể ném cho bạn 2 ngàn đồng và nói: "Thời gian giải trí của anh đáng giá 2 ngàn đồng nên tôi cho anh 2 ngàn đồng, tăng ca!"
Ông chủ của bạn không bóc lột bạn, là bạn tự bóc lột chính mình. Bạn xem thời gian của mình không đáng giá, vậy ai sẽ xem người như bạn đáng giá đây?
Khi bạn xem thời gian của mình rất đáng giá, bạn sẽ không tốn thời gian để tiết kiệm tiền, mà là dùng để đầu tư cho bản thân mình. Một người không nỡ tốn tiền cho bản thân, thì chắc chắn sẽ bị thiệt thòi trong lúc phỏng vấn và đề bạt chức vụ.
Điều mà ông chủ quan tâm là: Bạn có kiến thức gì, bạn trông như thế nào, cách ăn mặc của bạn có khéo léo hay không, tầm nhìn của bạn có rộng hay không. Tất cả những điều này đều đòi hỏi bạn phải tự đầu tư lấy.
Bạn sẽ thấy rằng tất cả các công ty hiện nay đều không lấy "Xưởng vắt mồ hôi" (sweatshop) làm khái niệm lý tưởng. Họ sẽ tận hết khả năng để cuộc sống công nhân viên được thoải mái. Google, Apple, Microsoft đều là tận khả năng cung cấp phúc lợi cho công nhân viên để họ hưởng thụ, mà không phải để họ cần cù tiết kiệm trong công ty. Một công ty keo kiệt với công nhân viên thì vĩnh viễn không bao giờ đưa ra được thị trường.
Người tiết kiệm tiền thì không thể phát triển, xí nghiệp tiết kiệm tiền thì không thể đưa ra thị trường. (Mã Vi Vi)
03
Kiếm tiền vốn dĩ chính là vì cuộc sống tốt hơn, nhưng tuyệt đối đừng vì kiếm tiền mà hi sinh cơ hội có cuộc sống tốt hơn.
Không sai, thật sự có nhiều việc chẳng hạn như hứng thú và sở thích, hay cuối tuần hẹn bạn bè xem một bộ phim, hoặc chăm sóc da, trông có vẻ đều là "bất nhu yếu phẩm" (thứ không cần thiết). Nhưng nếu như mọi người đều sống theo những gì "cần thiết", vậy thì bạn có gì khác biệt với động vật? Mỗi một người đều giống hệt nhau cả.
Chúng ta thường nói rằng tiền phải chi vào chỗ cần thiết nhất. Nhưng một người có thể kiếm tiền trở về hay không phải xem người đó có học tập hay không. Học tập cần trải qua một quá trình, sau đó mới có cơ sở suy nghĩ: "Tại sao tôi phải chi tiền này, mà không phải tiêu tiền kia?", phán đoán có đáng và chuẩn xác hay không. Tất cả đều đến từ một chuyện… chính là chúng ta phải học tập, học tập thế nào, học là phải tốn tiền.
Thứ quý giá nhất trong đời người là thời gian chứ không phải tiền bạc. Chuyện thật sự đáng sợ là sự hữu hạn của thời gian chính là thứ không thể tìm trở về được.
Hãy lấy mốc 80 tuổi để tính, 80 tuổi nhân với 1 năm 365 ngày. Bạn có khoảng 30.000 ngày. Thật đáng sợ, cả đời chúng ta sống được 80 năm nhưng chỉ có được khoảng 30.000 ngày.
30.000 ngày này là tính từ thời khắc bạn từ một đứa trẻ sơ sinh "oe oe" ra đời, bảng số 30.000 này đã bắt đầu nhảy lên rồi. Nhưng 30.000 ngày này không giống với khái niệm 30.000 đồng. 30.000 đồng tiêu 1 ngàn đồng, kiếm trở lại thì có lại thôi; nhưng 30.000 ngày trôi qua 1 giây thì là 1 giây, dùng hết mọi cách trên thế giới cũng không thể tìm 1 giây đó trở về được.
Do đó, sự quý báu của thời gian là một thứ tiêu tốn không thể chống lại nhất.
An Sinh
Theo Trí Thức Trẻ