Bí mật "động trời" ở shop quần áo: Vì sao nhân viên không bao giờ mua đồ của cửa hàng?

12/07/2020 11:00

Các nhân viên của những cửa hàng thời trang không chỉ được đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà trong quá trình làm việc, họ còn dắt túi kha khá "bí mật" ít người biết.

Mỗi nhân viên bán hàng ở từng lĩnh vực khác nhau lại được đào tạo từng kỹ năng khác nhau. Trong đó nhân viên bán hàng thời trang có lẽ là một trong những người phải trau dồi nhiều kỹ năng nhất: Ngoài việc có gu thẩm mỹ, ngoại hình bắt mắt, khéo ăn khéo nói thì họ còn phải rất giỏi trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích của từng khách hàng.

Bên cạnh đó, tại một số nhãn hàng thời trang lớn, nhân viên bán hàng còn được đào tạo những “mánh khóe” góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh số của cửa hàng.

Nhân viên cứ đi kè kè đằng sau vì họ muốn chú ý đến biểu cảm, thái độ của khách hàng
Nhân viên cứ đi kè kè đằng sau vì họ muốn chú ý đến biểu cảm, thái độ của khách hàng)

Nhìn chằm chằm vào khách không phải vì sợ khách ăn cắp đồ

Đây là tình huống xảy ra rất nhiều tại các cửa hàng quần áo. Có lẽ không ít người gặp phải trường hợp bạn đi một bước, nhân viên bán hàng lại theo một bước gây ra cảm giác khó chịu và có phần tự ái vì nghĩ rằng nhân viên sợ mình ăn cắp đồ.

Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng bộc bạch rằng họ theo chân khách hàng là vì muốn khai thác biểu cảm, thái độ của khách tới các món đồ để từ đó tổng hợp, báo cáo với quản lý marketing của nhãn hàng để đưa ra các sản phẩm đánh trúng thị hiếu người dùng hơn.

“Nhiều khi bọn mình cảm thấy rất ngại khi phải theo chân khách vì rõ ràng khách cảm thấy bị thiếu tôn trọng nhưng thực sự là bọn mình bị quản lý yêu cầu làm như thế để chăm sóc khách hàng tốt hơn mà thôi”, một nhân viên bán quần áo trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

Đừng tin vào những chiếc gương ở phòng thử đồ

Đã bao giờ bạn rơi vào cảnh khi mặc thử quần áo ở shop thì rất đẹp nhưng mua về nhà mặc thử lại thấy không hài lòng chút nào? Tất cả là do chiếc gương nịnh dáng thần thánh của các shop quần áo. Những chiếc gương ở các shop thời trang luôn được thiết kế rất đặc biệt, thường được tráng gương chất lượng tốt tạo độ sáng cao và có phần hơi “ảo” khiến da sáng hơn, dáng thon hơn và tất nhiên da đẹp, dáng đẹp thì mặc gì cũng thấy đẹp.

bi mat "dong troi" o shop quan ao: vi sao nhan vien khong bao gio mua do cua cua hang? - 3

Những chiếc gương ở shop thời trang rất nịnh dáng, nịnh mặt

Nếu không tin, bạn chỉ cần lên google search từ khóa “Gương cho shop thời trang” sẽ hiện ra một loạt các quảng cáo bán gương “nịnh dáng”, gương “ảo” chuyên phục vụ việc bán quần áo vô cùng rầm rộ.

Các shop chỉ trưng bày sản phẩm một size, một màu và đó là “cú lừa”

“Có lần mình vào shop thời trang trên đường Thái Hà, định mua một chiếc áo thun phom rộng nhưng chỉ còn size M và hơi rộng một chút so với mình, mặc vẫn ổn nhưng size S vẫn vừa đẹp hơn. Tuy nhiên, nhân viên cửa hàng nói với mình rằng chiếc áo đó chỉ còn mỗi size M nên mình đành chậc lưỡi lấy size M. Thế nhưng hôm sau khi mình lượn qua cửa hàng thì lại thêm thấy có thêm 1 vài chiếc size S. Có lẽ cửa hàng đã cố tình giấu đi những chiếc size S để có thể bán đi những chiếc size M quá rộng khó bán hơn”, khách hàng Hồng Nhung, chia sẻ một trải nghiệm mua sắm.

Sự thực là, các nhân viên bán hàng sẽ được chỉ đạo xếp một sản phẩm duy nhất một size, một màu, còn những loại khác sẽ để trong kho. Khách hàng khi mua sẽ có tâm lý hỏi nhân viên hoặc nghĩ rằng món hàng đó chỉ còn 1 size, 1 màu và sẽ chấp nhận mua vì nghĩ rằng “có còn hơn không”.

bi mat "dong troi" o shop quan ao: vi sao nhan vien khong bao gio mua do cua cua hang? - 4

Nếu món đồ nào chỉ được xếp lên kệ 1 kích thước, 1 màu sắc thì đó chính là "cú lừa"

Nhân viên sẽ không muốn mua quần áo treo tại cửa hàng mình bán

Thực tế là các nhân viên bán hàng tại shop quần áo thường không hào hứng với việc mua các sản phẩm được treo trên giá tại shop mặc dù nhận được rất nhiều ưu đãi. Bởi vì họ là những người thừa biết rằng những món đồ này… bẩn đến mức nào vì đã qua tay, qua cơ thể của rất nhiều người với rất nhiều loại vi khuẩn, loại mùi. Chưa kể, sản phẩm được mang đi thử quá nhiều sẽ giảm chất lượng đi đáng kể như bung cúc, sờn vải, bai dão đi.

Đôi khi chỉ trưng bày mỗi mẫu 1 chiếc

Đây là mánh khóe đánh vào tâm lý háo hức muốn sở hữu thứ ít ỏi còn lại duy nhất của khách hàng. Sự khan hiếm sẽ tạo nên giá trị cho sản phẩm, khiến khách hàng không mấy do dự mà rút ví mua luôn vì sợ sẽ hết.

bi mat "dong troi" o shop quan ao: vi sao nhan vien khong bao gio mua do cua cua hang? - 5

“Bọn mình không được phép bày quá nhiều số lượng 1 mẫu lên kệ, chỉ khi nào hết mới bày ra số lượng mới, quản lý cửa hàng không giải thích lý do nhưng mình nghĩ là họ muốn đánh vào tâm lý không thích đụng hàng quá nhiều của khách hàng”, bạn Thanh Nga, nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thời trang thiết kế tiết lộ.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bi-mat-dong-troi-o-shop-quan-ao-vi-sao-nhan-vien-khong-bao-gio-mua-do-cua-cua-hang-d242702.html