Công sở bây giờ không phải chỉ đơn giản là biết làm việc mà càng cần phải biết làm người, và đó mới là cách để tồn tại được nơi công sở.
Nếu để nói đâu là một trong những môi trường làm việc phức tạp bậc nhất thì công sở là cái tên không thể không nhắc đến. Bởi bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng là thứ mànhân viên công sở không thể thiếu.
Câu chuyện về hai nhân viên kinh doanh bên dưới đây sẽ cho dân công sở hiểu được kỹ năng quan trọng như thế nào đối với sự thành bại của một cá nhân:
Câu chuyện về 2 nhân viên được sếp giao đi mua thuốc lá
H.H và H.N là hai nhân viên kinh doanh của một công ty quảng cáo có tiếng trong ngành. Vào làm việc cùng thời điểm cũng như có năng lực khá đồng đều nên cả hai được sếp vô cùng trân quý, đặt nhiều tâm huyết và tập trung đào tạo, kỳ vọng có thể thể trở thành thế hệ kế nhiệm của công ty.
Một lần như mọi lần, sếp đưa H.H và H.N đi gặp một vị nữ khách hàng VIP, địa điểm hẹn gặp mặt là tại một quán cà phê lớn có không gian sang trọng, khách hàng và sếp trò chuyện rất vui vẻ.
Được một lúc, sếp mở ví đưa cho H.H và H.N một số tiền rồi bảo họ ra ngoài mua giúp một bao thuốc lá, cả hai liền cầm tiền và đi ra khỏi quán cà phê.
Vừa ra khỏi cửa, H.H nói với H.N rằng mình cần đi công việc riêng và bảo H.N đi mua thuốc lá một mình trước. H.N đồng ý, và vừa đi vừa nghĩ: Bao nhiêu đây tiền thì làm sao đủ mua được bao thuốc lá cơ chứ, hơn nữa bình thường sếp cũng đâu có hút thuốc đâu, chắc là ông muốn thử mình và để ông không bị mất mặt, mình thêm tiền vào, mua bao thuốc cho ông ta là được rồi.
Nghĩ sao là làm vậy, thế nhưng sau khi H.N mua xong thuốc lá rồi mà vẫn không thấy H.H đâu, thế nên một mình mang thuốc lá vào đưa cho sếp. Sếp nhìn thấy H.N, có chút ngạc nhiên nhưng vẫn cầm lấy bao thuốc và tiếp tục nói chuyện với vị nữ khách hàng.
Không ngờ rằng sau buổi đi gặp mặt vị khách hàng đó, phòng nhân sự gọi H.N lên và nói rằng, H.N không thích hợp làm nhân viên kinh doanh trong công ty, nên đã chấm dứt hợp đồng.
H.N rất bất bình và nghĩ đi nghĩ lại vẫn không hiểu sao mình bị cho nghỉ việc, không biết mình đã làm gì sai, thậm chí bản thân còn bỏ thêm tiền mua đồ cho sếp, vậy mà người bị đuổi lại là mình chứ không phải H.H.
Lời giải bất ngờ mà dân công sở nên lưu tâm
Sau này, H.N kể lại chuyện của mình cho một người đồng nghiệp đi trước thì mới hiểu được nguyên nhân tại sao mình bị cho nghỉ việc. Vị đồng nghiệp cũ hỏi H.N mấy vấn đề như sau:
1. Sếp chỉ đưa có 5 đồng là do ông ta hết tiền?
2. Sếp bình thường không hút thuốc lá, tại sao lại yêu cầu đi mua thuốc lá?
3. Trong quán cà phê, vị khách hàng lại là nữ giới, có thích hợp để hút thuốc lá không?
4. Tại sao H.H sau đó đi đâu mất hút?
Thông qua câu chuyện của hai nhân viên kinh doanh kể trên, chúng ta mới nhận ra được một thực tế rằng, cuộc sống công sở vốn phức tạp và nhiều vấn đề, buộc con người ta phải quan sát một cách kỹ lưỡng, suy nghĩ, cân nhắc thật sự thấu đáo trước khi thực hiện một công việc nào đó.
Đặc biệt là ở vị trí của những nhân viên kinh doanh, người phải hàng ngày đối mặt với những khách hàng, dễ tính có mà khó tính cũng nhiều, thì sự tinh tế cũng như nhanh nhạy lại càng là yếu tố cần thiết.
Tương ứng, trong câu chuyện trên, thực chất là sếp không hề thiếu tiền, và cũng không hề muốn hút thuốc. Mục đích chính của ông là muốn hai người họ đi chỗ khác, nhưng trước mặt khách hàng, vị sếp này lại không muốn nói thẳng ra.
Vị sếp này chắc chắn có việc riêng muốn bàn bạc với vị nữ khách hàng kia mà không muốn để hai người họ được biết.
Phán đoán được tâm lý và hiểu ý của sếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi nhân viên. Nếu chỉ biết cắm đầu vào làm việc mà không biết cách chứng minh bản thân mình trước lãnh đạo thì khả năng bạn được thăng chức là rất khó.
Công sở bây giờ không phải chỉ đơn giản là biết làm việc mà càng cần phải biết làm người, và đó mới là cách để tồn tại được nơi công sở.
Theo Nhịp Sống Việt
Theo GD&TĐ