Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã đưa ra những lời lẽ chống lại công ty trong một báo cáo đặc biệt dài 30 phút, cáo buộc Apple đã cho phép những nội dung bất hợp pháp, bao gồm cả các ứng dụng đánh bạc trên nền tảng của nó.
Chương trình này là một trong ít nhất năm báo cáo truyền thông nhắm vào công ty trong tuần qua.
Mặc dù Bắc Kinh đã từng chỉ trích Apple trước đó, các cuộc công kích làm nổi bật áp lực buộc Apple phải cân bằng nếu muốn gặt hái thành công trên thị trường smartphone lớn nhất thế giới, nơi mà các xung đột thương mại, quy định chặt chẽ hơn và sự cạnh tranh khốc liệt đe dọa làm tổn hại nhu cầu của người tiêu dùng đối với iPhone và các sản phẩm khác của Apple.
Mo Jia, một nhà phân tích tại Canalys, cho rằng các báo cáo là một phần của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung, ông lưu ý thêm rằng những căng thẳng về lệnh cấm của Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE Corp vẫn chưa được dỡ bỏ.
"Chính phủ Trung Quốc có lẽ đang cố gắng cảnh báo chính phủ Mỹ một cách tương tự bằng cách nói rằng, công ty công nghệ của bạn ở Trung Quốc cũng không an toàn", ông nói.
Trong diễn biến mới nhất, chính quyền Trump đã tăng cường hàng rào thuế quan trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh - xem xét mức thuế 25% đối với số hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Đáp lại, Trung Quốc hôm qua tuyên bố dự định đánh thuế 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Những lời chỉ trích vào Apple cũng đi trước trong một chiến dịch mới của các nhà quản lý nước này để làm sạch các cuộc gọi spam, đây là một vấn đề phổ biến ở Trung Quốc, nơi các số điện thoại thường được bán trên thị trường chợ đen.
Chiến dịch kéo dài 18 tháng đã được công bố vào thứ Hai và bắt đầu vào tháng Bảy. Apple đã được đề cập cụ thể trong một số báo cáo về các vấn đề như vậy.
"Các nhà khai thác truyền thông lớn ở Trung Quốc có rất ít khả năng ngăn chặn những tin nhắn rác như vậy, bởi vì (Apple) cho biết họ không có quyền giám sát thông điệp của người dùng về các vấn đề riêng tư", tờ People's Daily cho biết.
Giống như ở các khu vực khác, phần lớn tăng trưởng doanh thu 19% Trung Quốc trong quý vừa qua là dựa vào chiếc iPhone X giá cao. Nó được bán lẻ với mức giá 9,605 nhân dân tệ (1.415 USD) ở Trung Quốc - mức giá dường như không khiến người tiêu dùng điện thoại thông minh ở nước này cảm thấy bối rối.
Những nỗ lực của Apple để thay đổi diện mạo của iPhone X và các tính năng mới như nhận diện khuôn mặt đã quá thành công - một sự tương phản với iPhone 7 từng dẫn đến sự sụt giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc trong năm 2016.
"Tôi phải mua iphone X, bởi vì nó có camera tốt hơn, màn hình lớn hơn, và còn có nhận diện khuôn mặt nữa", một sinh viên đại học 18 tuổi với nickname là Feifei nói.
Nhưng câu hỏi về lòng trung thành đối với thương hiệu luôn bao trùm ở Trung Quốc, đặc biệt là vào thời điểm mà giới truyền thông nhà nước đã đẩy mạnh những lời chỉ trích của họ.
"Có thể tôi phải chuyển sang một điện thoại thông minh trong nước để hỗ trợ các công ty Trung Quốc", Michelle Huang, một nhân viên ngân hàng 23 tuổi ở Bắc Kinh sở hữu một chiếc iPhone và đang nghĩ đến việc mua một chiếc điện thoại mới.
Cạnh tranh ở Trung Quốc cũng đã trở nên khó khăn hơn. Huawei Technologies đã vượt qua Apple để trở thành công ty bán điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý trước, dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy.
Tuy nhiên, Canalys Jia cho biết ông không thấy quá nhiều mối đe dọa ngay lập tức đối với Apple từ các báo cáo truyền thông nhà nước.
"Lượng người hâm mộ các sản phẩm của Apple khá ổn định ở Trung Quốc và họ là những người dùng cao cấp nên họ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chính phủ và tin tức", ông nói.
Trong một cuộc khảo sát nhanh chóng của Reuters đối với 24 người dùng điện thoại thông minh trên các đường phố của Bắc Kinh hôm thứ tư, 17 đã nghe nói về các báo cáo trên phương tiện truyền thông nhà nước. 11 người cho biết nỗ lực của Apple để bảo vệ người tiêu dùng là tốt trong khi sáu người cho biết họ tin rằng công ty nên tăng nỗ lực của mình để kiểm tra nội dung.
Dưới áp lực từ Trung Quốc, Apple đã có những nhượng bộ trước đó. Năm ngoái, hãng đã xóa hơn một nghìn ứng dụng khỏi kho ứng dụng của mình theo yêu cầu của các nhà quản lý. Nó cũng bắt đầu di dời các tài khoản iCloud của Trung Quốc đến các máy chủ địa phương theo luật mới.
Các nhượng bộ đã cho phép Apple giữ các dịch vụ cốt lõi của mình, không giống như Google và Alphabet đã bị "cho ra rìa" sau các tranh cãi với các nhà quản lý.
Theo Tri thức trẻ