10h15: Bị cáo Lưu Thị Hồng được gọi lên bục khai báo trong vụ án liên quan đến ông Phan Văn Vĩnh. Nữ bị cáo để xõa tóc, mặc đồ đen, trả lời lưu loát các câu hỏi.
Sáng 16/11, ngày làm việc thứ 6 phiên xử ông Phan Văn Vĩnh và đồng phạm, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục thẩm vấn với nhóm bị cáo thuộc các công ty trung gian giúp đường dây đánh bạc nghìn tỷ do "2 ông trùm" Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương vận hành thanh toán, hợp thức tiền bất chính.
"Bóng hồng" CNC khai gì?
10h15: Bị cáo Lưu Thị Hồng được gọi lên bục khai báo trong vụ án liên quan đến ông Phan Văn Vĩnh. Nữ bị cáo để xõa tóc, mặc đồ đen, trả lời lưu loát các câu hỏi.
Bị cáo Hồng cho biết làm việc tại CNC từ cuối 2011 với vai trò làm Tổng Giám đốc. Hồng khai trước khi được Dương mời về làm việc tại CNC, hai người có quan hệ bạn bè.
Về quan hệ với Phan Sào Nam, Hồng khai có gần 5 năm làm đồng nghiệp tại Tổng công ty VTC.
"Do anh Nguyễn Văn Dương nói vậy nên khi đi gặp đối tác không bao giờ nói đơn vị của mình là cái gì, bởi được quán triệt giữ bí mật đang làm cho Tổng Cục cảnh sát nên không được nói về nghiệp vụ của đơn vị mình", bị cáo Tuấn Anh khai.
Bị cáo Lưu Thị Hồng. Ảnh: Tiến Tuấn.
Tại CNC, bị cáo Hồng cho biết, đầu tiên không đóng góp cổ phần nhưng sau đó đóng góp 700 tỷ đồng theo lộ trình. Tuy nhiên, bị cáo không nhớ rõ vì đã khai với cơ quan điều tra.
"Do anh Nguyễn Văn Dương nói vậy nên khi đi gặp đối tác không bao giờ nói đơn vị của mình là cái gì, bởi được quán triệt giữ bí mật đang làm cho Tổng Cục cảnh sát nên không được nói về nghiệp vụ của đơn vị mình", bị cáo Tuấn Anh khai.
Chân dung "bóng hồng" trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng
Sau đó, bị cáo Hồng nói không phải là đóng góp mà là những người đầu tiên nên lúc nào công ty cần tiền thì đóng góp.Vào tháng 4/2015, bị cáo Hồng khai có đại diện CNC ký hợp đồng với công ty VTCOnline về nội dung dịch vụ game bài trực tuyến.
Bị cáo Hồng khai không nhớ rõ lắm về hợp đồng với VTCOnline. Hồng khai phần game do bị cáo Nguyễn Văn Dương thực hiện, còn bị cáo chỉ ký hợp đồng do Dương chỉ đạo ký.
“Bị cáo không phải là người soạn thảo, tham gia nên không biết”, Hồng nói.
Bị cáo khai thêm, khi được Nguyễn Quốc Tuấn đưa hợp đồng, bản thân có hỏi nhưng do nhận thức và không bao giờ chơi game nên không biết. Bị cáo do tin tưởng vào nhân viên, Chủ tịch Dương nên mới ký.
"Do anh Nguyễn Văn Dương nói vậy nên khi đi gặp đối tác không bao giờ nói đơn vị của mình là cái gì, bởi được quán triệt giữ bí mật đang làm cho Tổng Cục cảnh sát nên không được nói về nghiệp vụ của đơn vị mình", bị cáo Tuấn Anh khai.
Lưu Thị Hồng trong phiên xử sáng 17/11. Ảnh: Xuân Hoàng.
Bị cáo cũng thắc mắc, giải thích nhưng do lâu nên không nhớ rõ. Về thực hiện hợp đồng, bị cáo Hồng khai không biết. Đối với các nội dung trong công việc, Hồng khai không được thực hiện nhưng khi được bị cáo Tuấn trình những đối soát thì có ký trong 3 tháng đầu và một số kỳ.
8h30: Bị cáo Phạm Tuấn Anh là người thứ 2 được gọi lên bục thẩm vấn. Tuấn Anh khai mình làm lập trình viên tiếp nhận lại cổng gạch thẻ, vận hành cổng gạch thẻ cho công ty CNC từ tháng 7/2015. Từ 9/2015, Phạm Tuấn Anh được nhận lại cổng gạch thẻ bên công ty Homedirect (công ty trung gian giúp đường dây đánh bạc nghìn tỷ do "2 ông trùm" Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương vận hành thanh toán, hợp thức tiền bất chính).
"Do anh Nguyễn Văn Dương nói vậy nên khi đi gặp đối tác không bao giờ nói đơn vị của mình là cái gì, bởi được quán triệt giữ bí mật đang làm cho Tổng Cục cảnh sát nên không được nói về nghiệp vụ của đơn vị mình", bị cáo Tuấn Anh khai.
Bị cáo Phạm Tuấn Anh. Ảnh: Xuân Hoàng.
Trước bục khai báo, Tuấn Anh nói, khoảng 3/2016 bị cáo biết công ty của mình được cấp giấy phép làm cổng game thử nghiệm. Ngày mới vào công ty, bị cáo cũng biết công ty mình là một đơn vị nghiệp vụ của Tổng Cục Cảnh sát. Bị cáo được anh Tuấn cho biết điều này.
Khoảng tháng 3/2016, bị cáo còn biết công ty được cấp phép làm cổng game thử nghiệm.
"Khi tổ chức teambuilding ở Đại Lải, anh Dương có công bố tài liệu cho tất cả các nhân viên biết công ty là đơn vị nghiệp vụ, đang làm giúp cho Tổng Cục cảnh sát một cổng game đổi thưởng thử nghiệm để điều tra tội phạm mạng. Bị cáo chỉ biết thế nên rất yên tâm làm việc", Tuấn Anh khai.
Trả lời HĐXX về người công bố thông tin trên, Tuấn Anh khẳng định là Nguyễn Văn Dương (bị cáo đã bị cách ly khỏi tòa sáng 17/11 - để phục vụ xét hỏi).
9h: Trả lời thêm câu hỏi của đại diện VKS, bị cáo Phạm Tuấn Anh cho rằng, không rõ chức năng của công ty và trước khi về làm nhiệm vụ lập trình có đến trụ sở công ty ở số 10 Hồ Giám (Hà Nội). Tuấn cho biết đây là công ty của Bộ Công an.
"Vì thấy số 10 Hồ Giám là trụ sở của Bộ Công an và lãnh đạo bảo đơn vị nghiệp vụ, đồng thời, nhiều lần giao lưu với bên Bộ Công an nên bị cáo rất tin tưởng", bị cáo Tuấn Anh khai.
Trả lời câu hỏi, câu hỏi của luật sư Trần Hồng Phúc, bị cáo Tuấn Anh cho rằng, do bị cáo làm về cổng thẻ cào nên rất nhiều lần Dương (bị cáo Nguyễn Văn Dương) gửi vào cho bị cáo Tuấn và bị cáo kiểm tra về thẻ ăn cắp hoặc chiếm đoạt trên mạng do các đơn vị công an gửi sang.
Bị cáo Tuấn Anh khẳng định, chính việc thường xuyên giúp đỡ các đơn vị công an điều tra trong đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao "nên bị cáo rất tin tưởng vì đang làm việc cho cơ quan pháp luật".
Bị cáo từ chối trả lời 5 câu hỏi của luật sư
7h55: Khi bước vào phần xét hỏi, bà Nguyễn Thị Thùy Hương đề nghị lực lượng cảnh sát cách ly bị cáo Nguyễn Văn Dương để phục vụ việc thẩm vấn được đảm bảo.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Quốc Tuấn (nguyên Giám đốc Trung tâm game, công ty CNC) đã ít nhất 5 lần từ chối, không trả lời các câu hỏi của luật sư. Đối với câu hỏi, khi giao dịch, ký hợp đồng bị cáo có nói game bài Rikvip là đánh bạc hay game bình thường? Tuấn trả lời: "Không nhớ".
7h30: Mở đầu phiên xét xử, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thùy Hương đã trả lời đề nghị của luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lê Thị Lan Thanh) liên quan đến đề nghị của luật sư triệu tập một số đại diện liên quan của Bộ TT&TT, 3 nhà mạng.
Bà Hương nói, với Bộ TT&TT, cơ quan điều tra đã có văn bản yêu cầu Bộ trả lời các vấn đề liên quan, trong đó có vấn đề luật sư Thiệp đề nghị. Trong quá trình xét xử, HĐXX đã yêu cầu triệu tập 3 nhà mạng nhưng 3 nhà mạng có đơn xin xét xử vắng mặt. Đồng thời, trong hồ sơ vụ án đã có lời khai đầy đủ của 3 nhà mạng.
Tiếp đó, HĐXX đề nghị VKS trình chiếu văn bản và đọc công khai phần trả lời của Bộ TT&TT về việc cung cấp, phạm vi sử dụng, quản lý thẻ cào, thẻ game phục vụ công tác điều tra.
* Tiếp tục cập nhật...
Theo PV
Trí Thức Trẻ