Năm 2021, một trong những người giàu nhất Hồng Kông và cũng là người giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi, đã xây dựng khối tài sản “kếch xù” của mình trong một thế giới tiên tiến của tiền điện tử. Theo Forbes, tài sản của Sam Bankman-Fried được ước tính khoảng 8,7 tỉ USD. Tuy nhiên con số này thực chất có thể nhiều hơn tùy thuộc vào kết quả đợt gọi vốn mà theo vị tỉ phú gốc Mỹ này sẽ giúp làm tăng giá trị của FTX, sàn giao dịch tiền mã hóa mà anh sáng lập vào năm 2019.
Dù rằng có tài sản lớn và hoàn toàn có đủ khả năng chi trả cho lối sống xa hoa, cựu giao dịch viên phố Wall vẫn sống đơn giản như nhiều người khác cùng thế hệ. Anh vẫn ăn kiêng, ở chung phòng với bạn, mặc áo phông và quần short đi làm. Ngoài ra, chàng tỉ phú trẻ luôn cố gắng đảm bảo tất cả các phòng trong văn phòng của công ty ở trung tâm Hồng Kông đều có ghế ngủ.
Theo Bankman-Fried, anh là một người nghiện việc và có kỷ luật công việc cao. Anh phần lớn ngủ đêm ở văn phòng và chỉ trở về nhà khi mà “nhân viên đã quá chán ngán” với sự hiện diện của anh.
Khi đi du lịch, anh cũng không bao giờ sử dụng đồ uống có cồn bởi theo anh, cũng giống như một phần mềm không hoạt động, bộ não thường kém hiệu quả hơn sau kỳ nghỉ dài.
Vòng gọi vốn của FTX dự kiến sẽ được hoàn thành trong vài tuần tới. Cuộc gọi vốn này nếu thành công sẽ có thể giúp công ty trở thành một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ lớn nhất tại châu Á và là một điểm sáng trong toàn bộ những doanh nghiệp khởi nghiệp ở Hồng Kông trong bối cảnh vai trò trung tâm tài chính của Hồng Kông đang đối mặt với quá nhiều bất lợi.
Việc Bắc Kinh áp luật an ninh mới vào năm ngoái đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia nghĩ lại về cam kết hoạt động trong lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, anh Bankman-Fried lo lắng về khả năng chính quyền Hồng Kông muốn siết chặt kiểm soát với ngành tiền mã hóa. Theo những thông tin mới nhất, Hồng Kông sẽ tính đến việc thông qua dự luật nhằm yêu cầu tất cả các sàn hoạt động tiền mã hóa tại thành phố này cần phải xin cấp phép. Ngoài ra, chỉ những cá nhân giàu có mới được phép giao dịch các loại tiền này. Cũng theo Bankman-Fried, nếu chính quyền Hồng Kông cấm nhà đầu tư cá nhân, FTX sẽ rời khỏi Hồng Kông đến một địa điểm mới.
“Tôi yêu khoảng thời gian ở đây của tôi. Thế nhưng cuối cùng, điều quan trọng là ở chỗ chúng tôi cần phải ở một nơi phù hợp với hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, chúng tôi đã rất cố gắng tìm được những chính phủ nhiệt tình muốn làm việc với chúng tôi, đó chính là điều chúng tôi đang hướng tới và chúng tôi đã tính đến phương án cho riêng mình”, anh Bankman-Fried nói.
Động thái siết chặt quản lý của chính quyền Hồng Kông được đưa ra khi mà chính phủ nhiều nước châu Á khác chật vật trong việc quản lý tiền mã hóa.
Tháng trước, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra luật mới. Theo đó, các cơ quan quản lý ngành tài chính sẽ có quyền lực để chấp thuận tiền mã hóa, như vậy nhà chức trách địa phương sẽ có thêm quyền lực ngăn các hành vi gây hại ví như thao túng giá cả tiền mã hóa của các sàn giao dịch. Giới chức Hàn Quốc cũng đã tịch thu tài sản tiền mã hóa từ hàng nghìn cá nhân trong nỗ lực ngăn hành vi trốn thuế.
Giới chức Singapore và Nhật cũng thành lập nhiều cơ chế quản lý cấp phép sàn giao dịch, tuy nhiên không hạn chế nhà đầu tư cá nhân.
Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh cũng đang vô cùng lo lắng về ngành công nghiệp đào tiền mã hóa. Tuần trước, họ đã đóng cửa 26 mỏ đào tiền mã hóa tại tỉnh Tứ Xuyên. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tài chính ngừng hoạt động giao dịch tiền mã hóa.
Trung Quốc tiếp tục đưa ra biện pháp cứng rắn nhằm cấm cửa tiền điện tử.