Hành trình khởi nghiệp với lan Mokara
Lê Thành Trung, sinh năm 1983, từng tốt nghiệp ngành kế toán của trường Đại học Duy Tân năm 2005. Sau khi quản lý các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng hơn 10 năm, anh quyết định bỏ công việc mà nhiều người mơ ước để khởi nghiêp với ngành nông nghiêp.
“Trong thời gian còn là người quản lý khách sạn, tôi nhận thấy môi trường Đà nẵng là nơi thích hợp để trồng lan Mokara. Các khách sạn cao cấp lại có nhu cầu cao đối loại hoa này, nhưng hầu như không ai trồng” anh Lê Thành Trung chia sẻ.
Với đặc tính ra hoa 6-8 lần trong năm, lan Mokara cho phép người trồng cắt cành thường xuyên. Ảnh: Tấn Phước. |
Lan Mokara là loại cây công nghiệp. Chúng có thể ra hoa quanh năm, thích hợp với việc sản xuất hoa cắt cành. Giống lan này còn có thể đạt đến 6 - 8 phát hoa/năm. vì thế, chúng có giá giá trị kinh tế cao.
“Mỗi lần đi công tác, tôi thường hay ghé thăm các vườn lan Mokara vào lúc rảnh, để tìm hiểu về giống cây này. Thấy người anh trong Củ Chi trồng giống lan Mokara hiệu quả nên tôi xin góp vốn làm mô hình để lấy kinh nghiệm” anh chàng sinh năm 1983 kể.
Sau khi nắm chắc kỹ thuật và kinh nghiệp trồng lan Mokara, anh Lê Thành Trung quyết định đưa mô hình này về Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời gian đầu anh không có đất trồng và thiếu nguồn vốn nên cần sự hỗ trợ của người thân, người quen.
Đầu năm 2016, với số vốn ban đầu là 700 triệu đồng, Lê Thành Trung bắt đầu triển khai mô hình với 4.000 cây trên nền diện tích 1.000 mét vuông. Sản phẩm cùng cấp cho thị trường chủ yếu là cây giống và hoa cắt cành.
Mô hình kinh doanh của anh Trung hoạt động khá suôn sẻ ngay từ thời gian đầu. Khách hàng của anh chủ yếu là các khách sạn và cửa hàng hoa nên đầu ra cho sản phẩm khá ổn định. Sau một thời gian, anh mở rộng diện tích trồng lan lên 3.000 m2 với 12.000 cây. Nhờ vậy, trong vòng một năm, anh đã thu hồi vốn.
Mỗi năm anh Lê Thành Trung đạt mức doanh thu trên 1,5 tỷ đồng lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Hiện nay, anh đã phát triển thêm một mô hình trồng lan Mokara nữa, tăng số lượng lên thành 25.700 cây. Trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm 1.000 m2 nữa cho mỗi mô hình.
Nỗi trăn trở lớn nhất của Lê Thành Trung là không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đối với hoa lan Mokara. Ảnh: Tấn Phước |
Hiện nay, vườn lan của Trung không chỉ là nơi cung cấp giống lan Mokara cho kvực Đà Nẵng, Quảng Nam, mà còn là nơi phân phối cho các tỉnh thành khác như Thái Nguyên, Đắk Lắc, Bình Định.
Để đảm bảo chất lượng cho cây, trước khi trồng anh Trung khử trùng hạt giống. Chính vì thế mà cây của anh luôn khoẻ mạnh và ít nhiễm bệnh. Ngoài ra anh còn thường kiểm tra và hướng dẫn cho mọi người về cách trồng lan Mokara.
Khó khăn lớn nhất là không đủ sản lượng để cung cấp cho thị trường
“Đà Nẵng là một thành phố tiềm năng, nhu cầu về hoa cắt cành lớn. Tôi ước tính mỗi khách sạn phải nhập bình quân 12000 – 17000 cành/tuần để trang trí, chưa kể các cửa hàng hoa. Ở khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam, vườn lan của tôi có quy mô lớn, nhưng không thể đáp ứng đủ nhu câu của thị trường, mặc dù mỗi tuần vườn tạo ra tới 25.000 cành” ông chủ vườn lan chia sẻ.
Vườn lan của Trung không chỉ là nơi cung cấp giống lan Mokara cho kvực Đà Nẵng, Quảng Nam, mà còn là nơi phân phối cho các tỉnh thành khác như Thái Nguyên, Đắk Lắc, Bình Định. Ảnh: Tấn Phước |
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Trung cho rằng giới trồng hoa cần phải có ít nhất là 300 vườn lớn. Trung thường giới thiệu các vườn lan do chính anh phẩn phối giống đến với các bạn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Tôi thường phân lan theo ba loại A, B, C. Vì vậy những cây nào không đạt chuẩn, tôi sẽ cắt. Vài người muốn tôi bán lại những loại ấy cho họ, nhưng tôi không đồng ý vì như vậy sẽ làm mất uy tín của bản thân” anh Trung nói.
Tấn Phước
Theo Kinh tế & Tiêu dùng