Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Chỉ đến khi phải vào bệnh viện, tôi mới hiểu thấu giá trị cuộc đời

28/09/2018 20:31

Sống hưởng thụ được một chút, sau đó chôn chân trong bệnh viện, đáng không?


Sống hưởng thụ được một chút, sau đó chôn chân trong bệnh viện, đáng không?

(1)

Công việc gần đây tuy bận rộn, nhưng tôi vẫn muốn mau chóng thu xếp được thời gian để mời Ngọc Anh – con một người bạn thân – đi ăn một bữa.

Gia đình tôi là bạn nối khố với gia đình Ngọc Anh. Chúng tôi chứng kiến Ngọc Anh lớn lên từng ngày, và quý Ngọc Anh như con đẻ của mình.

4 năm trước, sau khi Ngọc Anh thi đỗ đại học, bố mẹ cậu tổ chức tiệc ăn mừng. Ngọc Anh tay với chặt bình rượu, xúc động nói lời cảm ơn mọi người. Chớp mắt sau cậu say bí tỉ, không còn biết gì nữa. Theo như tôi biết, để đến với trạng thái quay cuồng như thế, cậu đã nốc liền tù tì 3 chai…

Lúc ấy, tôi sững người. Đây có phải người vừa lên một bậc học thực, hay là người vừa gia nhập văn hoá ngã chỏng chơ trên bàn rượu? Sau 12 năm học, người ta học sách vở, hay học làm con sâu rượu?

Bố của Ngọc Anh cũng cảm thấy ngượng ngùng. Cũng như nhiều ông bố khác, ông chỉ mong con mình ngoan ngoãn, tu chí học hành. Ông không biết con mình đã hình thành văn hoá uống rượu như thế từ bao giờ.

Nhưng nào ngờ, chỉ vài năm sau đó, Ngọc Anh đã hoàn toàn lột xác. Người cậu luôn bốc đầy mùi khói thuốc, các ngón tay thì vàng khè – màu ngón tay điển hình của những người nghiện thuốc nặng.

Ngọc Anh theo đuổi một lối sống mà cậu cho rằng đó là  "tận hưởng". Cậu cùng bạn bè đi chơi đến tận tờ mờ sáng mới về, sau đó dậy thật sớm để cùng những người khác chơi thể thao như bóng rổ, bơi lội,…

Bố mẹ Ngọc Anh khuyên hết lời, rằng nếu cậu tiếp tục thế này, cơ thể sẽ không chịu nổi, rồi tới khi già cậu sẽ phải hối hận.

Tuy nhiên, Ngọc Anh thấy mình vẫn rất khoẻ mạnh, nên toàn bộ lời khuyên đó chẳng khác nào nước đổ lá khoai. Cậu ậm ừ, rồi ngay khi bố mẹ dứt lời, cậu cũng quên sạch những lời khuyên đó.

Bởi cậu không muốn, tuổi trẻ của mình bị lãng phí bởi những lời khuyên vô căn cứ của bố mẹ.

Chỉ đến khi phải vào bệnh viện, tôi mới hiểu thấu giá trị cuộc đời - Ảnh 1.

(2)

4 năm sau đó, đến nhà Ngọc Anh chơi, tôi bất ngờ nhận ra rằng, đứa cháu 23 tuổi yêu quý của tôi đã thay đổi đến không nhận ra.

Tôi mang một chai rượu hảo hạng, nghĩ rằng cháu mình sẽ thích. Không ngờ, Ngọc Anh giờ không uống được nữa. Tồi tệ hơn, hầu như món ăn nào Ngọc Anh cũng phải kiêng. Râu tóc lùm xùm che đi vẻ tinh khôi của cậu. Trông Ngọc Anh giờ tàn tạ. Tôi bần thần, không biết tại sao chuyện này có thể xảy ra.

Mẹ Ngọc Anh bảo, dạo này cậu hay phải đi viện, uống biết bao nhiêu là thuốc. Do nằm nhiều nên người nó phệ ra. Mỗi khi trở trời, Ngọc Anh lại kêu đau nhức, khó chịu. Cậu bây giờ, nhạy với sự thay đổi của thời tiết còn hơn cả mẹ nó.

Sau khi chụp CT, cầm kết quả trên tay, bác sĩ lắc đầu bảo: "Thường 40 tuổi mới bị những dấu hiệu này…"

Trước đây, bố mẹ nói gì, Ngọc Anh đều bỏ ngoài tai. Chàng trai trẻ nghĩ mình đang tận hưởng tuổi thanh xuân của mình, nào có ngờ mình đang xua đuổi nó!

Chỉ đến khi gắn chặt vào giường bệnh, cậu mới sáng mắt. Cậu cũng như nhiều người, cơ thể suy nhược rồi, mới bắt đầu biết quan tâm, chăm sóc sức khoẻ.

Chỉ đến khi phải vào bệnh viện, tôi mới hiểu thấu giá trị cuộc đời - Ảnh 2.

(3)

Sống hưởng thụ được một chút, sau đó chôn chân trong bệnh viện, đáng không?

Mấy ngày trước, giám đốc đặt lịch hẹn nhân viên đi khám sức khoẻ. Trước ngày khám, không ai bảo ai, mọi người đều nhịn ăn nhịn uống, sốt ruột chờ bác sĩ kiểm tra, rồi ngập ngừng hỏi: "Có ổn không bác sĩ?" Thời gian chờ đợi lời phản hồi dài như thế kỉ. Sau khi nghe bác sĩ xác nhận: "Anh không gặp vấn đề gì", người được khám mới thở phào, rồi tụ tập đàn đúm ăn mừng.

Tuy nhiên, kết quả có hậu không mỉm cười với tất cả. Bác sĩ bảo Kim Dung bị u xơ tử cung. Bệnh tình cô giờ đã khá nặng, cần mau chóng sắp xếp thời gian phẫu thuật.

Kim Dung kể lại, lúc nghe tin, cô rụng rời đổ đốt. Khi nằm trên giường phẫu thuật, đầu cô chỉ nghĩ: "Qua nạn này rồi, mình hứa sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn."

Ngày xưa vì muốn gợi cảm, Kim Dung ăn mặc kiệm vải, đi giày cao gót chục phân. Khi đi làm, cô không chú trọng việc nghỉ ngơi, cố gắng hoàn thành hết phần việc của mình. Những lúc buồn ngủ, cô rửa mặt, tự nhủ cố gắng thêm chút nữa. Cô hiếm khi cười, bởi cô luôn lo lắng, không biết những gì mình làm sếp có hài lòng không. Thời gian nghỉ ngơi thì ít, thời gian phải giải quyết tình huống phát sinh lại nhiều vô kể, bảo sao sức khoẻ cô tụt dốc không phanh?

Điều quan trọng nhất, không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà bạn đã làm gì để giữ cho mình luôn khoẻ mạnh?

Chỉ đến khi phải vào bệnh viện, tôi mới hiểu thấu giá trị cuộc đời - Ảnh 3.

(4)

Trước mắt, bạn có thể không ăn không ngủ, vì phải phấn đấu cho những mục tiêu bạn nghĩ rằng cần thiết: Kiếm việc, tụ tập đi chơi, khẳng định bản thân,…Nhưng số lượng những mục tiêu đó lại quá nhiều, trong khi não bạn tập thích nghi, cơ thể bạn đã kiệt quệ mất rồi.

Một người có thể làm được rất nhiều việc ngu ngốc. Nhưng việc ngu ngốc nhất người ấy có thể làm, đó là coi thường sức khoẻ. So với sức khoẻ, những vấn đề khác chỉ là cỏn con. Bởi nếu bạn mất sức khoẻ, bạn sẽ không thể giải quyết bất kì việc nào nữa. 

Đi bệnh viện một lần, nằm liệt giường vài hôm, chẳng lẽ bắt buộc phải chờ đến lúc này chúng ta mới biết quan tâm lo lắng cho sức khoẻ?

Việc tốt nhất một người có thể làm, đó là cùng sức khoẻ tận hưởng cuộc sống, chứ không phải vì cố tận hưởng cuộc sống mà làm rơi rớt sức khoẻ. Người ta thường lầm lẫn giữa hai khái niệm này, để rồi đến khi vô phương cứu chữa, mới cắn răn hối hận.

Hãy sống một cuộc đời mà sức khoẻ được đặt lên hàng đầu. Quan trọng nhất là, hãy làm điều đó trước khi bạn nằm trên giường bệnh, bạn nhé!


Đình Trọng

Theo Trí Thức Trẻ