Với các cặp vợ chồng có đồng lương eo hẹp lại đang phải nuôi con nhỏ thì kế hoạch chi tiêu Tết chính là 1 cơn ác mộng. Dưới đây là các gợi ý để việc chi tiêu hợp lý hơn.
Cách chi tiêu Tết hợp lý nhất
Các khoản tiêu Tết từ mua sắm đồ dùng, quà cáp 2 bên nội ngoại và đặc biệt là tiền mừng tuổi đã tiêu tốn khá nhiều, thậm chí còn âm cả vào tiền tiết kiệm khiến không ít người phải méo mặt.
Tuy nhiên, nếu biết lên kế hoạch từ sớm, dự trù các khoản chi phí thì chắc chắn bạn vẫn có thể cân đo, đong đếm sao cho trong khả năng kinh tế mà vẫn có 1 cái Tết tươm tất bên gia đình. Những gợi ý dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích rất lớn cho các bà nội trợ trong vấn đề này:
1. Tiền mua sắm đồ Tết trong nhà
– Trong số những thứ có thể chuẩn bị để đón Tết có món bánh chưng. Thông thường, 1 chiếc bánh chưng đặt ngoài chợ sẽ có giá 40k. Nhưng nếu bạn rủ được 2,3 nhà làm cùng thì chi phí sẽ giảm đi 1 nửa. Với gia đình có 2 người lớn, 1 trẻ em chỉ ăn hết khoảng 5 chiếc bánh chưng trong vài ngày Tết là nhiều nhất, chi phí được tính như sau:
20 chiếc lá rong (16.000 nghìn đồng) + lạt gói bánh (5.000 nghìn đồng) + 1 túi hạt tiêu xay (10.000 nghìn đồng)
+ 1,5kg gạo nếp (33.000 nghìn đồng) + 0,5kg đỗ xanh (15.000 nghìn đồng) + 0,5kg thịt lợn (40.000 nghìn đồng)
=119.000nghìn đồng.
– Thịt gà: 400.000 nghìn đồng/ 2 con gà: 1 con cúng giao thừa, 1 con cúng hết Tết – hóa vàng.
– Thịt, xương lợn: 200.000 nghìn đồng.
– 1 cân giò: 130.000 nghìn đồng.
– Măng, miến: 200 nghìn đồng
– Mộc nhĩ, hành, rau thơm, rau nấu canh, nước mắm, mì chính, bột canh: 150k.
– 1 cành đào: 150.000 nghìn đồng.
– Hoa quả, bánh kẹo bày trên bàn thờ: 200.000 nghìn đồng.
– Bánh kẹo đãi khách: 300.000 nghìn đồng.
– 1 chiếc váy hoặc 1 bộ quần áo cho con: 300.000 nghìn đồng.
– Dự trù chi phí phát sinh: 200.000 nghìn đồng.
==> Như vậy, tổng số tiền phải chi cho các khoản ở mục này là: 2.349.000 nghìn đồng.
2. Mua đồ và tiền biếu cho 2 bên nội ngoại
Nếu có điều kiện kinh tế khá giả thì việc mua đồ gì, biếu bao nhiêu tiền cho bố mẹ 2 bên thật quá dễ dàng nhưng với những người “nghèo” thì lại khác. Đây là phong tục truyền thống của người Việt và không thể bỏ qua, bắt buộc bạn phải tính toán trong khả năng của mình:
– Quà tết: 500.000 đồng cho 2 bên nội ngoại: Bao gồm 2 chai rượu, 2 hộp bánh, 2 gói mứt và 2 bao thuốc lá.
– Tiền biếu cho 2 bên nội ngoại: 500.000 nghìn đồng x 2 = 1.000.000 đồng.
==> Tổng chi phí cho các khoản này là 1.500.000 nghìn đồng.
3. Tiền mừng tuổi
– Tiền mừng tuổi cho bố mẹ 2 bên: 100.000 nghìn đồng x 4 = 400.000 nghìn đồng.
– Tiền mừng tuổi cho các cháu nhỏ: 800.000 nghìn đồng (đổi ra các tờ 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng và 1 số ít là 50 nghìn đồng).
– Tiền đi chùa đầu năm: 100 nghìn đồng (tiền 1, 2 nghìn lẻ).
==> Tổng số tiền phải chi là: 1.300.000 nghìn đồng.
Kết luận: Như vậy, cộng dồn số tiền của 3 mục trên sẽ bằng: 2.349.000 + 1.500.000 +1.300.000 =
5.149.000 nghìn đồng.
Kết luận: Tiền tiêu Tết mỗi nhà mỗi kiểu nhưng đa phần các chị em đều than phiền vì quá tốn kém và đắt đỏ. Cách chi tiêu trên đây có thể là một gợi ý tốt cho mọi người tham khảo thêm. Tuy nhiên tiêu Tết cũng như tiền sinh hoạt mỗi nhà mỗi cảnh không thể giống nhau, các chị em hãy tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mình để tính toán sao cho hợp lí. Tết cần nhất là vui vẻ, sum vầy, đừng quá cầu kì mà tự làm khổ mình!
Theo Gia đình mới