Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm mạnh vì căng thẳng Nga - Ukraina

15/02/2022 06:53

Nhà đầu tư đón nhận thông tin về tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại Hồng Kông cũng như căng thẳng giữa Nga và Ukraina.

chauacknikkei1-9490-1644882761.jpg
Ảnh: Nikkei

Cổ phiếu trên thị trường Nhật kéo thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai khi mà nhà đầu tư đón nhận thông tin về tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại Hồng Kông cũng như căng thẳng giữa Nga và Ukraina.

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 2,48% trong phiên giao dịch buổi sáng còn chỉ số Topix mất 2,01%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 1,77%.

Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 0,86%. Cơ quan y tế thành phố đã không ngừng theo dõi đợt bùng phát lây nhiễm COVID-19. Trong cuối tuần qua, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông thông báo rằng Trung Quốc đại lục sẽ hỗ trợ Hồng Kông trong nhiều lĩnh vực như xét nghiệm và cơ sở cách ly.

Trên thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite mất 0,28% giá trị còn chỉ số Shenzhen vẫn đi ngang.

Diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraina vẫn tiếp tục được nhà đầu tư dõi theo. Nỗi sợ về khả năng Nga tấn công quân sự Ukraina đã đẩy cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phố Wall giảm điểm sâu, chỉ số Nasdaq hạ khoảng gần 3%.

Giá dầu tăng hơn 1%.

Giá dầu tăng trong các giờ giao dịch buổi sáng, giá dầu Brent giao thời hạn tương lai tăng 1,27% lên 95,64USD/thùng. Giá dầu giao tương lai trên thị trường tăng 1,48% lên 94,48USD/thùng.

Chỉ số đồng USD, chỉ số đo biến động của đồng USD so với nhiều loại tiền tệ lớn khác, giao dịch ở mức 95,974 điểm, trong phiên đã có lúc chỉ số chạm mức 96,054 điểm.

Đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 115,54 yên/USD, đồng yên mạnh lên đáng kể so với ngưỡng trên 116 yên/USD vào cuối tuần trước. Đồng đôla Australia giao dịch ở mức 0,7134USD/đôla Australia, cao hơn so với 0,72USD/đôla Australia vào tuần trước.

Theo RBC Markets, trọng tâm của tăng trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đang dịch chuyển sang khu vực Đông Nam Á, đại dịch suy giảm và giá hàng hóa cao hơn đã làm xấu đi triển vọng tăng trưởng của Malaysia và Indonesia, dù rằng biến chủng Omicron đang khiến cho sự bất ổn tăng lên phần nào.

Các chuyên gia cho rằng quá trình mở cửa các nền kinh tế là không thể đảo ngược và biến động thị trường suy giảm, năm 2022 có thể coi như sẽ mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng cho cả đồng ringgit của Malaysia và rupiah của Indonesia vốn đang được định giá thấp.

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, nhin chung các dự đoán đều giống nhau ở điểm biến động tiêu cực trên thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng GDP bởi lĩnh vực này cùng các ngành liên quan đóng góp đến 30% GDP Trung Quốc.

Theo Trung Mến/BizLIVE