Hiện nay, khoảng 4/5 lượng đất nông nghiệp là được dùng cho chăn nuôi, đó là chưa kể đến những vùng trồng trọt các cây nông nghiệp dùng để bón cho gia súc. Cơn khát thịt của con người kinh khủng đến mức lượng động vật có vú trên trái đất đã tăng gấp 4 lần kể từ thời kỳ đồ đá.
Cách đây 28 năm, gia đình chị Zhou Xueyu đã chuyển từ một làng chài nhỏ ở tỉnh Sơn Đông lên thủ đô Bắc Kinh để bán thịt lợn. Thời kỳ đó, thịt lợn vẫn là 1 mặt hàng xa xỉ và chỉ vào những ngày lễ, vợ chồng chị Zhou mới bán được hơn 100kg/ngày.
Ngày nay, mọi chuyện đã khác khi chị Zhou có thể bán khoảng 2 tấn thịt lợn mỗi ngày và con số này còn nhiều hơn nữa trong những dịp lễ. Khu chợ Xinfadi mà chị Zhou kinh doanh cũng đã lớn hơn gấp 100 lần so với trước đây.
Trong khi ăn chay đang là xu thế phổ biến để giữ gìn sức khỏe ở nhiều nước thì tại 1 số quốc gia mới nổi, người dân lại tăng cường ăn thịt khi thu nhập đi lên. Ở Trung Quốc trong khoảng 1961-2013, lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm đã tăng mạnh từ 4kg/năm lên 62kg thịt/năm. Khoảng 50% lượng thịt lợn trên thế giới hiện đang được tiêu thụ tại đây.
Lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày tính theo Calorie đầu người và lượng thịt gia súc trong đó. Tổng dân số (tỷ người)
Tại các nước Phương Tây, mọi người thích ăn chay, họ đổ những gói ngũ cốc vào sữa cho bữa sáng hoặc cố gắng ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trớ trêu thay, lượng thịt tiêu thụ trong 10 năm tính đến năm 2017 đã tăng bình quân 1,9%/năm. Lượng tiêu thụ sữa bình quân cũng tăng 2,1% và cả 2 chỉ số này đều cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu.
Hiện nay, khoảng 4/5 lượng đất nông nghiệp là được dùng cho chăn nuôi, đó là chưa kể đến những vùng trồng trọt các cây nông nghiệp dùng để bón cho gia súc. Cơn khát thịt của con người kinh khủng đến mức lượng động vật có vú trên trái đất đã tăng gấp 4 lần kể từ thời kỳ đồ đá.
Thậm chí mới đây, các nhà khoa học đã phát triển loại thịt nhân tạo nhằm đáp ứng cơn khát thịt của con người. Trong khi đó Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) ước tính lượng động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê) trên thế giới sẽ tăng từ 4,1 tỷ lên 5,8 tỷ con trong khoảng 2015-2050. Lượng gà nuôi thậm chí còn tăng nhanh hơn. Tổng số gà trên trái đất đã đạt 23 tỷ con, vượt qua tổng số các loài chim khác (500 triệu con) trên thế giới.
Theo nhiều nghiên cứu, khẩu vị của nhiều nước trên thế giới dù có thay đổi nhưng rõ ràng ẩm thực của họ không thể thiếu thịt. Dù có chuyển đổi từ thịt lợn sang thịt bò, rồi sang gia cầm hay thủy sản thì con người cũng khó lòng chuyển hết sang ăn chay.
Trong 10 năm qua, thịt lợn của Trung Quốc có lẽ là loại thịt tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới. Sản lượng thịt lợn tại đây đã tăng trưởng hơn 30 lần kể từ đầu thập niên 1960 lên mức 55 triệu tấn/năm. Trung Quốc thậm chí đã phải nhập khẩu 100 triệu tấn đậu nành hàng năm, chiếm 2/3 tổng lượng giao dịch mặt hàng này trên thế giới, chỉ để nuôi lợn.
Thịt lợn sắp mất ngôi vương?
Bất chấp cơn cuồng thịt lợn của người Trung Quốc, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết lượng tiêu thụ sản phẩm này của Trung Quốc đã đi ngang kể từ năm 2014. Trong 10 năm tới, OECD dự báo tăng trưởng tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc sẽ thấp hơn 1%/năm.
Có vẻ như lượng tiêu thụ thịt của người Trung Quốc đã đến đỉnh. Năm 2015, sản phẩm thịt đã cung cấp 22% lượng calorie bình quân đầu người tại Trung Quốc, chỉ cố này chỉ thấp hơn 1 chút so với bình quân những nước giàu (24%). Với tốc độ lão hóa như hiện nay, chuyên gia Joel Haggard của Liên hiệp xuất khẩu thịt Mỹ (MEF) nhận định lượng tiêu thụ thịt của người Trung Quốc sẽ giảm dần trong 10 năm tới do người già ăn ít hơn và chú trọng chất lượng thực phẩm hơn.
GDP đầu người (USD/người) và lượng thực phẩm gia súc cung cấp năm 2013 (kilo calo/người)
Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy trong khoảng 2015-2030, số người Trung Quốc dưới 30 tuổi sẽ giảm từ 231 triệu người xuống còn 139 triệu người.
Bên cạnh đó, thịt lợn Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều đối thủ mạnh như thịt gà và thịt bò. Hàng loạt những quán ăn nhanh như KFC hay McDonald mọc lên như nấm, trong khi ẩm thực Phương Tây ngày càng lan rộng với giới trẻ. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy Trung Quốc đã vượt Brazil năm 2018 để thành nước tiêu thụ thịt bò nhiều thứ 2 toàn cầu sau Mỹ.
Đây là thông tin không mấy vui vẻ với những nhà hoạt động môi trường bởi lợn là loài được coi là sạch nhất trong các giống chăn nuôi. Nuôi lợn không cần đồng cỏ và chất thải của chúng có thể dùng nuôi cá. Trái lại nuôi bò tốn kém do cần đồng cỏ, chất thải của chúng cũng dễ làm ô nhiễm nguồn nước.
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy nuôi bò tốn thức ăn chăn nuôi gấp 3 lần nuôi lợn và làm ô nhiễm gấp 5 lần, tiêu tốn gấp 2,5 lần lượng nước.
May mắn thay dù Trung Quốc dần thích thịt bò thì người Mỹ lại chán chúng. Lượng thịt bò tiêu thụ đầu người tại Mỹ đạt đỉnh năm 1976 nhưng giảm dần 1% mỗi năm, trong khi thịt gà lại tăng 0,6%. Các học giả cho rằng việc phụ nữ Mỹ được giải phóng khiến họ thích nấu thịt gà hơn là thịt bò do dễ dàng hơn. Nghe có vẻ kỳ nhưng nước Mỹ ngày một giàu hơn nhưng thịt gà lại thành món chủ đạo chứ không phải thịt bò.
Rõ ràng, nhiều quốc gia giàu có cổ xúy xu hướng ăn chay nhưng trên thực tế họ chỉ chuyển từ loại thịt này sang loại thịt khác, chán thịt bò thì sang thịt gà, chán thịt thì sang cá, chán sữa thì sang bơ, pho mát. Liên minh Châu Âu (EU) dự đoán lượng tiêu thụ thịt đầu người tại đây chỉ giảm nhẹ từ 69,3 kg/người xuống 68,7 kg/người trong khoảng 2018-2030.
Thế giới còn nghèo và con người vẫn nghiện thịt
Nếu Phương Tây thích ăn chay còn người Trung Quốc dần chán thịt lợn, vậy đà tăng trưởng thịt hiện nay cũng như trong tương lai sẽ đến từ đâu? Câu trả lời là Ấn Độ và Châu Phi.
Hiện nay dù Ấn Độ chỉ ăn 4 kg thịt/năm nhưng họ lại dùng rất nhiều sữa, bơ, pho mát. Sản lượng sữa tại Ấn Độ đã tăng từ 20 triệu tấn năm 1970 lên 174 triệu tấn năm 2018, biến nước này thành nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới. OECD dự đoán Ấn Độ sẽ sản xuất 244 triệu tấn sữa vào năm 2027.
Tại Châu Phi, tình trạng đói ăn khiến được ăn thịt trở thành trào lưu không thể cưỡng lại khi thu nhập tăng. Liên Hiệp Quốc cho biết tổng dân số vùng Châu Phi cận sa mạc Saharan sẽ tăng từ 1,1 tỷ người hiện nay lên 2 tỷ người giữa thập niên 2040 và nhu cầu thịt là vô cùng lớn.
Ví dụ tại Kenya, dân số chỉ tăng 58% trong khoảng 2000-2019 nhưng tỷ lệ thịt bò tại đây lại tăng hơn 100%.
Hiện Châu Phi đã nhập khẩu nhiều thịt hơn cả Trung Quốc và OECD dự đoán con số này sẽ tăng trưởng hơn 3% mỗi năm.
Trong khi đó, FAO cho biết đến năm 2050, khoảng 2/5 số gia cầm trên thế giới sẽ được nuôi ở Châu Phi và tổng số gà tại châu lục này sẽ tăng 4 lần lên 7 tỷ con.
Điều khá trớ trêu hiện nay là dù nuôi nhiều gia súc nhưng tình trạng đói nghèo khiến họ coi chúng là tài sản hơn là thức ăn. Châu Phi chiếm 23% lượng gia bò nuôi trên thế giới nhưng lại chỉ sản xuất 10% lượng thịt bò và 5% sữa.
Bất chấp điều đó, việc những khu vực nghèo như Châu Phi tăng cường dùng thịt khi giàu có lên là điều không thể tránh khỏi. Ở Nigeria, lượng ngô dùng cho chăn nuôi đã tăng từ 300.000 tấn lên 1,8 triệu tấn/năm trong khoảng 2003-2015.
AB
Theo Nhịp Sống Kinh Tế