Sinh nhật 10 tuổi Winmart

Có 1 trong 7 dấu hiệu này, chị em công sở nên chuẩn bị... nghỉ việc

23/08/2019 20:38

Đuổi việc nhân viên là chuyện không khó ở môi trường công sở, đôi khi sếp chỉ cần một lý do chính đáng mà thôi.

Đuổi việc nhân viên là chuyện không khó ở môi trường công sở, đôi khi sếp chỉ cần một lý do chính đáng mà thôi.

Ảnh minh họa.

Bộ máy nhân sự là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định nên sự thành bại của mỗi công ty. Do đó, việc xây dựng bộ máy nhân sự vững mạnh là yếu tố mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này cũng chẳng dễ dàng thực hiện.

Bởi lẽ, chẳng ai có thể đảm bảo trong vô vàn những con người nơi công sở, ai cũng cống hiến hết mình cho công việc cũng như sẵn lòng hy sinh vì tổ chức.

Trước tình hình đó, đứng ở vai trò lãnh đạo, người làm quản lý buộc phải "xuống tay", cắt bỏ đi những thành phần "thừa thãi" của tập thể để bộ máy có thể tiến lên nhanh hơn mà không bị bất cứ thứ gì ghì xuống.

Và đứng ở vai trò người đi làm, dân văn phòng cũng nên thường xuyên xem xét lại bản thân để khỏi trở thành mục tiêu bị "triệt hạ" khi cần. Dưới đây là 7 đặc điểm của một nhân viên mà sếp sẽ ngay lập tức sa thải không cần nghĩ ngợi nhiều:

Luôn than phiền

Dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào và vì lý do gì thì việc liên tục than phiền về công việc là điều không nên một chút nào; bởi lẽ, sự than phiền luôn miệng chỉ thể hiện cá nhân đó không sẵn sàng bỏ công sức ra để thay đổi cũng như xử lý tình hình.

Chưa kể, việc than phiền chỉ càng khiến chúng ta mất thêm thời gian một cách vô ích chứ chẳng mang lại một kết quả nào cụ thể. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung bởi những cảm xúc tiêu cực mà hành động này mang lại.

Luôn viện cớ

Đồng ý rằng, mọi việc tồn tại đều có một lý do đằng sau; tuy nhiên, cũng giống với than phiền, viện cớ là dấu hiệu của một cá nhân có hiệu suất công việc thấp, không thật sự hết lòng vì công việc, chùn bước trước khó khăn và không đặt mình vào thử thách để có thể phát triển bản thân.

Một cái cớ chính đáng, thật sự phù hợp còn có thể chấp nhận được trong một vài trường hợp, tuy nhiên, liên tục viện cớ chỉ chứng tỏ đó là một cá nhân thật sự có vấn đề trong công việc.

Tệ hơn nữa, khi việc viện cớ không còn là nhất thời mà trở thành thói quen thì chắc hẳn công ty cũng không còn cần bạn nữa làm gì.

Luôn trì hoãn

"Việc hôm nay chớ để ngày mai" - trong thời đại công nghệ với nhịp sống tất bật, chạy đua nhau từng giây phút một thì câu nói này lại càng chứng minh được tính đúng đắn của nó.

Thời buổi thời giờ quý hơn vàng, dân văn phòng phải tranh thủ từng giây phút một để hoàn thành công việc với hiệu suất và chất lượng cao nhất.

Do đó, nếu bạn cứ liên tục trì hoãn và thong dong trong khi cả văn phòng đang tăng tốc thì chắc hẳn bạn không còn phù hợp với nơi này nữa rồi.

Việc gì cũng hỏi ý kiến cấp trên

Việc gì cũng hỏi ý kiến cấp trên có thể được bắt nguồn từ hai lý do: Bạn hy vọng cấp trên sẽ làm việc đó thay mình hoặc không cảm thấy mình đủ khả năng làm việc độc lập.

Và dù cho có vì lý do gì trong hai lý do trên đi chăng nữa thì hình ảnh của bạn trong mắt sếp đã xấu đi ít nhiều.

Yếu tố giúp một nhân viên được đánh giá cao trong mắt sếp chính là khả năng chủ động, sáng tạo và linh hoạt giải quyết các tình huống. Có chăng là họ có thực sự muốn giải quyết các vấn đề đó hay không thôi. Bất kể việc gì cũng đem đi hỏi cấp trên, nhiều khi không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.

Tham công

Người tham công thường không thật sự quan tâm đến công việc và có phương pháp đầu tư phát triển đúng mức mà chỉ thể hiện sự chăm chỉ cũng như nỗ lực, trong khi công việc đó chưa chắc họ thật sự thích và mang lại lợi ích.

Ngoài ra, người tham công còn rất thường giành giật công trạng của người khác để nâng cao năng suất bản thân.

Không có động lực làm việc

Những người không có hứng thú và động lực làm việc tất nhiên sẽ không chú tâm vào công việc được giao. Bên cạnh đó, họ còn liên tục đi gieo rắc nguồn năng lượng tiêu cực bằng việc than vãn, trì hoãn, làm phiền sếp...

Tất nhiên cái kết của việc thiếu động lực chính là nhân viên đó không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn trong công việc. Rời khỏi tổ chức lúc này đây chỉ là chuyện sớm muộn.

Không chú tâm phát triển bản thân

Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 thay đổi một cách chóng mặt; do đó, dù ở bất kỳ vị trí nào cũng cần phải trau dồi, học tập và rèn luyện thường xuyên để có thể cập nhật được những kiến thức mới.

Việc không chú tâm phát triển bản thân sẽ khiến bạn luôn giậm chân tại chỗ. Trong khi tổ chức cứ đi lên thì người dậm chân tại chỗ sẽ bị tụt hậu và bỏ lại phía sau.

Theo Helino

Theo Helino