Đừng gọi những gì mình thích là ‘đam mê’, hãy thử đặt tên cho nó là ‘một kế hoạch’, bởi vì thực sự là... "miệng chỉ biết nói đam mê như cậu, quê tôi đầy! Đừng cứ mãi khát khao, đừng luôn dại khờ.
Đã rất nhiều lần bạn cảm thấy thôi thúc muốn làm những điều mình thích. Bạn nghĩ rằng cách làm việc của mình là đúng và hay, và bạn quyết định sẽ theo đuổi nó.
Bạn đem ý tưởng của mình ra hỏi ý kiến bạn bè và người thân. Có những người ít hiểu biết hâm mộ thì hùa theo bạn. Đại loại như "được đấy!", "Hay quá!"
Có những gã kinh nghiệm hơn, và khi nghe về những ý tưởng, gã ta bắt đầu tỏ ra là một người thông thái. Hắn ta bắt đầu bằng "Ý kiến chủ quan thôi nha..." rồi sau đó hắn ta kết thúc bằng câu nói "Thông minh như cậu thì quê tôi đầy."
Khi hỏi 2 người đó, bạn chẳng bao giờ hài lòng tuyệt đối. Rồi bạn giữ nguyên ý tưởng đó cho mình, cũng không muốn nghĩ về nó nữa. Nếu có nghĩ về nó, bạn thấy con đường thật xa, rằng bạn phải đánh đổi nhiều thứ. Bạn nghi vấn ý tưởng chính mình tạo ra. Bạn nghi vấn chính bản thân mình.
Bạn gọi ý tưởng đó, những thứ chính con người thật của bạn đang thích, ‘chỉ là giấc mơ’.
Bạn có nghe tới câu nói "Hãy cứ khát khao, hãy luôn dại khờ" của Steve Jobs không?
Câu đó ý nói những người ‘khát khao’ và ‘dại khờ’ không cần nghĩ xa tới đó đâu, nên không cần đi tìm sự thừa nhận từ người khác nữa. Họ cứ ‘dại khờ’ nên chẳng cần biết đường có xa hay không, cứ đi thôi. Họ ‘ngu ngốc’ không biết mình đánh đổi cái gì, nên cứ làm thôi. Khi họ đủ khao khát, họ bắt buộc phải làm những gì họ đang làm, và uyển chuyển thích nghi với các thử thách và biến đổi từng ngày. Và họ sẽ thành công.
Nhưng nếu bạn đã lỡ là một người thông minh thì sao? Bạn đâu thể nào cố gắng ép mình ‘ngu ngốc’ để làm những điều mình thích phải không nào?
Một người làm vì ‘đam mê’ giống như một anh chàng thông minh trẻ tuổi 'tăng động nơi' công sở vậy. Anh ta nhanh nhẹn, tháo vát, và lỳ lợm. Anh ta lấy cái ‘được việc’ ra làm niềm tự hào.
Nhưng trong mắt của mọi người xung quanh, anh ta chỉ là một kẻ khờ, ngu ngốc, chỉ biết đến mỗi việc.
Mọi người xung quanh, được gọi là những con người có kinh nghiệm, luôn cho rằng rằng cách làm việc của họ là đúng, đã được chứng minh qua nhiều thế hệ.
Và sau một thời gian anh chàng đó nhận ra mình chì là một gã khờ. Anh ta sẽ mất lửa. Cái anh ấy thường xem là niềm tự hào, trong phúc chốc trở thành sự ‘xấu hổ’.
Anh ta tức giận, nhưng không thể nào làm cái gì khác để thể hiện cái đúng riêng của mình. Anh ta mệt mỏi, và cũng vì cơm áo gạo tiền, anh ta vẫn tiếp tục với công việc hiện tại. Vẫn làm những công việc đó, và chẳng thèm bận tâm nhiều nữa. Anh ta trở thành một trong số bọn họ.
Và tôi sẽ nói rằng, nếu bạn đủ thông minh và thấy được tới đó, thì hãy ráng thấy rộng hơn chút nữa. Bởi vì bạn có thể sẽ đi xa hơn rất nhiều.
Hãy lên một kế hoạch rõ ràng cho những điều mình thích, đừng đặt tên nó là ‘đam mê’ nữa.
Khi có kế hoạch, bạn chẳng cần hỏi ý kiến của ai cả, mà câu hỏi đặt ra là "ai có thể giúp bạn?", từ đó bạn có những cách tiếp cận đúng đắn với mọi người xung quanh.
Khi có kế hoạch, bạn ngừng hỏi "làm thế nào?" mà bạn bắt đầu đặt câu hỏi "khi nào?"
Bạn biết được từng bước đi tiếp theo của mình, từ đó bạn có thể hy sinh, tự kỷ luật để hành động chính xác. Từng ngày, bạn tiết kiệm tiền, bạn thức dậy sớm một cách lạ thường, bạn chẳng thèm đi tìm cảm xúc từ những người vốn dĩ không liên quan đến ‘kế hoạch’ của bạn.
Bạn thêm một chút ‘sợ’ cho những quyết định của mình, chứ gọi nó là ‘đam mê’ thì bạn đâu có sợ gì đâu, làm không được thì bỏ ngang thôi mà.
‘Một kế hoạch’ sẽ thúc đẩy bạn phải hành động, giống như không làm là mình chết vậy. Khi đó, bạn sẽ hội tụ được 11 kỹ năng sống còn dưới đây, không ai có thể ngăn cản được bạn.
1. Bạn không đổ lỗi cho người khác
Bạn nhận ra đổ thừa không giúp bạn khá lên được chút nào, nó còn làm bạn mờ mắt với từng bước đi của mình.
Khi có kế hoạch, bạn đưa mình vào thế chủ động. Bạn là người có thể kiểm soát mọi người xung quanh, bạn sẽ đưa ra được những cách hành động chính xác nhất.
2. Bạn biết cách tránh những con thuyền đang chìm
Khi có ‘đam mê’, bạn cứ muốn mình trở thành một người hùng. Những nơi gặp hoạn nạn, bạn cứ muốn đâm đầu vào. "Tôi giúp được! Tôi giúp được!". Nhưng bạn không lượng được sức mình, và bị chìm theo những nơi đó thôi.
Khi bạn có kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ biết được sức lực của mình. Có những con thuyền đang chìm ngoài kia là chuyện dĩ nhiên, và bạn không thể giúp được. Bạn sẽ phải lo cho bản thân mình, và biết cách tránh những nơi đó.
3. Bạn nhận ra chỉ có mỗi bạn mới cứu được bạn thôi
Không ai có thể cứu bạn – trừ bạn ra.
Khi bạn có ‘đam mê’, đồng nghĩa bạn nghĩ rằng ý tưởng của mình là thật sự tốt và có ý nghĩa, và mọi người phải hiểu được ý tưởng đó. Bạn đi tìm sự đồng cảm từ mọi người xung quanh.
Nhưng khi bạn có kế hoạch, ưu tiên hàng đầu không phải "đi tìm đồng cảm" từ người khác, phải không nào?
4. Bạn tìm được những người thực sự muốn giúp đỡ bạn
Khi có kế hoạch, bạn sẽ xác định được 10% trong các mối quan hệ đang muốn giúp đỡ bạn. Từ đó bạn biết cách giữ mối liên lạc tốt đẹp với họ:
- Tử tế với những người tốt đó
- Thể hiện lòng biết ơn (ngay cả qua tin nhắn hay cuộc gọi điện thoại)
- Nghe lời và hiểu những gì họ nói
- Thể hiện được bạn có thể giúp được cho họ khi cần.
5. Dù có thay đổi như thế nào, bạn vẫn giữ được những thói quen làm việc hiệu quả
Những thói quen tốt: siêng năng, nhanh nhạy, tập trung, nhiệt huyết – trong mắt người khác thì được xem là ngu ngốc.
Bây giờ có kế hoạch, bạn xác định được ‘cách làm việc’ nào nên được ưu tiên. Bạn chẳng thèm để ý đến những điều mọi người nói về bạn nữa.
6. Những ai dùng chiêu trò hạ nhục bạn, bạn phát hiện ra ngay và cho nó qua
Người thông minh thường nghi vấn bản thân mình, cũng chỉ vì những chiêu trò hạ nhục của mọi người xung quanh.
Nhưng với kế hoạch của mình, bạn sẽ có tâm lý mạnh hơn. Bạn nhận ra hạ nhục nhau là cách con người ganh tị với nhau, bản chất là vậy.
Bạn hiểu.
Và khi bạn hiểu, thì nó không còn tốn thời gian và năng lượng của bạn nữa, phải không nào?
7. Bạn có nhiều lựa chọn, giống như một chú mèo có 9 mạng vậy
Một người thông minh làm vì ‘đam mê’ cứ thích giới hạn cuộc sống của mình. Họ lựa chọn những con đường họ nghĩ rằng nó đúng, và luôn tránh xa mọi người họ nghĩ là sai. Ai đó cho họ lời khuyên hãy suy nghĩ thoáng hơn, họ sẽ trả lời rằng "vì tôi không thích’.
Khi bạn thông minh và làm theo bảng ‘kế hoạch’, bạn có thể điềm tĩnh đối mặt với con người, công việc, và con đường bạn chọn. Bạn thấy nhiều cơ hội khác nhau, vì bạn mong muốn phát triển bảng kế hoạch của mình.
8. Bạn không có thời gian để trả thù ai cả
Lật đổ nhau chẳng được ích lợi gì.
Trong đầu bạn xuất hiện rằng trăm hàng ngàn hình ảnh đẹp. Bạn còn chưa có thời gian để tập trung chó nó, nghĩ đến chuyện trả thù và lật đổ làm gì.
9. Bạn kiên trì, bởi vì bạn biết kết quả tốt không đến một cách dễ dàng
Từ lúc bạn bắt đầu thực hiện các mục tiêu trong bảng kế hoạch ‘những điều mình thích’, thì phải mất ít nhất 3 đến 6 tháng kết quả mới bắt đầu xuất hiện. Bạn thấy điều đó và theo.
10. Bạn chăm lo cho sức khỏe của mình
Bạn làm vì những điều mình thích như một cái máy, khi có kế hoạch.
Và những lúc mệt mỏi, bạn phát hiện ra mình cần phát triển thể lực và sức khỏe để tiếp tục làm việc và phát triển ‘bảng kế hoạch’ của mình.
11. Bất khả chiến bại – không một ai có thể ngăn cản bạn được nữa
Dù người và việc có ngã có nghiêng, tâm bạn vẫn vững như kiềng 3 chân.
Khi bạn có kế hoạch, bạn sẽ có 3 chân: Cái gì tốt cho bạn. Cái gì bạn đang làm tốt. Và cái gì bạn chuẩn bị làm tốt.
Khi có kế hoạch, bạn hiểu về gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự, và cả đối thủ. Bạn biết về thành phố bạn đang sống. Bạn thấy được con người đang di chuyển như thế nào.
Bạn uống cà phê, bạn trò chuyện với một người xa lạ. Bạn ăn tối cùng gia đình. Bạn đi đây đi đó. Bạn làm công việc bạn đang làm.
Không ai có thể ngăn cản kế hoạch ‘những điều mình thích’ của bạn cả.
Hoàng Đặng/Tri Thức Trẻ